Festival Huế đã khép lại. Sau những thành công trong việc quảng bá với bạn bè quốc tế về hình ảnh của một đất nước Việt Nam thân thiện, một Huế hội nhập đầy tính nhân văn... đã đến lúc cần đặt lại một vấn đề khác, đó là tương lai cho Festival Huế- Du lịch Huế.
1. Thành công có chừng mực:
Festival Huế để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách
Festival Huế 2014 diễn ra trong chín ngày liên tục với sự tham gia của 66 đoàn nghệ thuật, 2.600 diễn viên, nghệ sĩ trong và ngoài nước. Theo BTC, đã có 2,4 triệu lượt người tham dự, trong đó có hơn 230 nghìn khách lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ, tăng 25% so với kỳ
Festival Huế 2012; hơn 100 nghìn khách quốc tế, đến từ 115 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những quốc gia chỉ có một du khách.
Trưởng BTC
Festival Huế 2014, ông Ngô Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh TT- Huế thừa nhận, "trong một chừng mực nào đó, Festival Huế lần này đã thành công tốt đẹp". Bởi, có lẽ cũng như nhiều lần trước,
Festival Huế 2014 đã đáp ứng được các tiêu chí của một sự kiện mang tầm quốc tế như quảng bá, giới thiệu hình ảnh về một đất nước Việt Nam an toàn, đậm đà bản sắc đến với bạn bè quốc tế; nắm bắt tốt cơ hội giao lưu nghệ thuật giữa các nền văn hóa, tăng tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, thúc đẩy du lịch, góp phần không nhỏ cho tiến trình hội nhập của đất nước.
Bên cạnh đó,
Festival Huế năm nay còn có dấu hiệu "trưởng thành" trong việc thu hút các nguồn tài trợ, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước khi tổng số tiền vận động, bán vé đủ để trang trải khoảng 60% chi phí. Ông Hòa nói "nguồn tài trợ cho
Festival Huế 2014 có thể đánh giá là nhiều nhất từ trước đến nay. Không những vậy, các hình thức tài trợ cũng phong phú và đa dạng hơn rất nhiều so với kỳ Festival trước. Nếu trừ đi các khoản đã được tài trợ và nguồn thu từ công tác bán vé, ngân sách Nhà nước bỏ ra cho
Festival Huế 2014 là ở mức dưới 40%".
2. Cái gì cũng phải từ từ:
Những màn biểu diễn đặc sắc trong Festival Huế
Có thể nói, bên cạnh việc mở ra nhiều cơ hội, thì
Festival Huế qua nhiều kỳ tổ chức, đang đặt BTC vào một thách thức lớn, đó là làm thế nào phát triển và đổi mới, nhưng vẫn giữ được sự hấp dẫn của thời kỳ đầu?
Còn nhớ, trên cơ sở thành công từ Festival "Gặp gỡ Pháp - Việt" tổ chức tại Huế năm 1992, năm 1998, với sự hỗ trợ của Hội người yêu Huế (Amical des Amis de Hué) tại Pháp, tổ chức Hợp tác và phát triển (CODEV) Việt - Pháp thuộc Tổng công ty điện lực Pháp đã phối hợp với UBND thành phố Huế tiếp tục tổ chức Festival, làm bước thử nghiệm, xây dựng mô hình, công nghệ tổ chức
festival Huế trình lãnh đạo tỉnh, TƯ phê duyệt... Như vậy, nếu tính cả lần trình diễn có tích chất "thử nghiệm" vào năm 1998, đến nay
Festival Huế đã có thâm niên gần... 20 năm, qua chín kỳ tổ chức.
Nhưng có lẽ, cũng đến festival lần thứ chín này, các nhà văn hóa ở Huế mới lên tiếng về một
Festival Huế đang ngày càng xa "Huế" do yếu tố văn hóa Huế chưa được giới thiệu đúng mức tại sự kiện mang tầm quốc gia, quốc tế này.
Nhưng có lẽ, cũng đến festival lần thứ chín này, các nhà văn hóa ở Huế mới lên tiếng về một
Festival Huế đang ngày càng xa "Huế" do yếu tố văn hóa Huế chưa được giới thiệu đúng mức tại sự kiện mang tầm quốc gia, quốc tế này.
Top Ten Travel sưu tầm
Nguồn: Báo Nhân dân Điện tử