Gặp bất cứ ai cũng phải lè lưỡi để chào nhau
Tây Tạng nổi tiếng là vùng đất Phật giáo nhưng nơi đây có những nét văn hóa và tập tục rất kỳ lạ. Những người Tây Tạng gặp nhau sẽ lè lưỡi để chào nhau. Hành động này được xem là sự chào đón và tôn trọng đối phương. Do đó, nếu người Tây Tạng gặp bất cứ ai, họ cũng thực hiện động tác trên.
Những đứa trẻ Tây Tạng lè lưỡi để chào người mình vừa gặp
Thực tế, tập tục lè lưỡi để chào nhau của người Tây Tạng đã có ở nhiều thế kỷ trước. Tập tục này được duy trì cho đến ngày nay. Theo những người Tây Tạng cho biết, ngày xưa, ở vùng đất này có một vị vua vô cùng độc ác tên là Lang Darma. Đây là vị vua có điểm khác biệt là chiếc lưỡi có màu đen.
Bất cứ người Tây Tạng nào gặp nhau cũng lè lưỡi, kể cả người già
Khi vua mất, người dân đã tin rằng vua sẽ được chuyển kiếp. Để chứng minh bản thân không phải là người đầu thai của vị vua độc ác kia, những người dân Tây Tạng gặp nhau sẽ lè lưỡi ra. Nếu người nào có chiếc lưỡi màu đen sẽ được cho là hiện thân của vị vua tàn bạo.
Người dân lè lưỡi để chứng minh mình không có lưỡi màu đen
Bên cạnh đó cũng có một truyền thuyết khác cho rằng, người dân lè lưỡi để đối phương có thể biết rằng họ không hề đọc thần chú hay làm bất cứ ma thuật hắc ám nào làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Cũng kể từ đó, tục lè lưỡi chào nhau đã trở thành thói quen của những người dân địa phương. Tục lệ này trở nên khá phổ biến giống như người phương Tây gặp nhau là bắt tay.
Nếu gặp người Tây Tạng lè lưỡi, bạn cũng đừng vội khó chịu
Ngày nay, tục lè lưỡi chào nhau ở vùng Tây Tạng cũng giảm dần. Khi ngành du lịch nơi đây ngày càng phát triển, rất nhiều du khách theo các
tour du lịch Trung Quốc đến vùng đất này đã khiến cho người dân cũng ý thức hơn về việc làm của mình. Một số người cho rằng, hành động lè lưỡi rất bất lịch sự, mất vệ sinh, giống như đang đe dọa người khác. Tuy nhiên, khi đến du lịch nơi này, thỉnh thoảng, bạn vẫn gặp trường hợp người dân lè lưỡi với bạn. Lúc này, bạn chỉ cần mỉm cười thật tươi là đủ.
Con gái phải "qua tay" 20 người đàn ông mới đủ điều kiện lấy chồng
Có lẽ rất nhiều người sẽ bất ngờ khi đến Tây Tạng bởi tập tục lấy chồng của người con gái nơi đây. Nếu những nơi khác, người con gái cố gắng để bảo vệ sự trinh trắng của mình thì ở Tây Tạng, người phụ nữ ít nhất phải trải qua chuyện "chăn gối" với 20 người đàn ông mới đủ điều kiện để lấy chồng.
Người con gái Tây Tạng phải quan hệ với 20 người đàn ông mới có đủ điều kiện lấy chồng
Không phải ngẫu nhiên mà người Tây Tạng lại yêu cầu điều kiện này. Theo họ, một người phụ nữ đủ sức hấp dẫn phải chứng minh được khả năng "giường chiếu" của mình. Quan hệ với 20 người đàn ông, phụ nữ sẽ có nhiều kinh nghiệm để phục vụ cho chồng sau này.
Người phụ nữ Tây Tạng phải chứng minh được khả năng giường chiếu của mình
Bên cạnh đó, người anh em ruột sẽ được lấy chung một vợ. Ở Tây Tạng, người dân theo chế độ đa phu nên mọi người có thể thoải mái lấy nhau. Vì người phụ nữ phải quan hệ với 20 người đàn ông nên việc sống chung với cả hai anh em ruột cũng là chuyện bình thường.
Cô gái phải tìm đủ 20 người đàn ông để ngủ chung và xin họ một đồ vật để làm chứng
Muốn vượt qua được tục lệ nơi đây, cô gái phải đi khắp nơi để tìm cho mình 20 người đàn ông đồng ý ngủ chung với mình. Sau khi làm cho họ thỏa mãn, cô gái sẽ nhanh chóng xin một kỷ vật của người đàn ông đó để đem về làm chứng cho các vị già làng. Lúc này, cô gái mới đủ điều kiện để lấy chồng.
Các nhà nhân quyền yêu cầu xóa bỏ tập tục trên để người phụ nữ được tự do
Tuy nhiên, ngày nay, các nhà nhân quyền đã kêu gọi người dân Tây Tạng cần phải xóa bỏ ngay tập tục này. Mục đích của lời kêu gọi trên là giúp bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, nhất là sức khỏe của chị em. Đặc biệt, khi đến với vùng đất này, bạn sẽ gặp phải một số phong tục kỳ lạ khác như không được làm hại chim đại bàng, người con gái không được phép từ chối lời cầu hôn của người khác dù không yêu họ, không được sờ vào đầu nhau,...
Những tập tục kỳ lạ ở Tây Tạng đã khiến cho rất nhiều du khách đến
du lịch Trung Quốc vô cùng bất ngờ. Mặc dù các thủ tục trên đã được tuyên truyền xóa bỏ nhưng nó đã trở thành một trong những nét truyền thống văn hóa của người dân nơi đây.
An Nhiên