Mù Cang Chải là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn. Từ Hà Nội lên Mù Cang Chải phải đi khoảng 280km và đi qua đèo Khau Phạ - một trong những con đèo hiểm trở và đẹp nhất Tây Bắc. Mù Cang Chải nổi tiếng nhờ những thửa ruộng bậc thang trải khắp các sườn núi đẹp rực rỡ đến nỗi đã được xếp hạng là danh thắng quốc gia, cùng với Hoàng Su Phì và Sa Pa. Lịch sử hình thành ruộng bậc thang gắn liền với lịch sử và văn hóa cư trú của các tộc người. Các tộc người nơi đây quan niệm vạn vật hữu linh nên những thửa ruộng bậc thang, công cụ lao động, và thóc lúa đều được phong thần như: thần ruộng, thần lúa, thần sấm, thần mó nước... [caption id="attachment_67324" align="alignnone" width="680"]

Vào mùa lúa chín, rất nhiều du khách đến với Mù Cang Chải để xem những ruộng lúa vàng ươm rất đẹp[/caption] Trước đây, nhắc đến Mù Cang Chải là nói đến một địa danh xa xôi và nghèo khó. Nhưng Mù Cang Chải ngày nay đã phát triển hơn với nhiều nhà cửa kiên cố, các phương tiện giao thông và liên lạc hiện đại. Mù Cang Chải ngày nay được nhiều khách du lịch biết đến cũng bởi đường xá đi lại thuận tiện. Vào mùa cao điểm, khách du lịch miền xuôi đổ lên đây rất đông. Nếu chỉ đi được cuối tuần, bạn nên xuất phát vào chiều thứ 6 và trở về vào tối chủ nhật. Còn nếu muốn tránh đông người, bạn nên đi những ngày trong tuần. Trên thực tế, Mù Cang Chải có 2 vụ lúa trong năm: vụ xuân (tháng 4-5) và vụ chính (tháng 9-10). Trong vụ xuân, người dân tập trung trồng lúa ở ruộng thấp do trên đồi cao không đủ nước tưới. Chỉ có vụ lúa rơi vào tháng 9-10 mới là vụ chính, sản lượng không thua kém những cánh đồng dưới xuôi. Vào thời điểm này, trải dài ngút tầm mắt sắc vàng tươi của những thửa ruộng lúa vào độ chín xen lẫn sắc nâu của những thửa ruộng đã gặt xong xuôi. [caption id="attachment_67325" align="alignnone" width="680"]

Những ngọn đồi hình bậc thang cùng những ruộng lúa xinh đẹp khiến bao du khách ngỡ ngàng[/caption] Vào thời điểm này, trải dài ngút tầm mắt sắc vàng tươi của những thửa ruộng lúa vào độ chín xen lẫn sắc nâu của những thửa ruộng đã gặt xong xuôi. Trên các triền đồi chập chùng nối tiếp nhau đến ngút tầm mắt, lúa uốn câu, trĩu nặng, phủ kín một màu vàng óng ả, thấp thoáng giữa cánh đồng là những căn chòi gỗ nhỏ canh lúa, tạo thành một bức tranh phong cảnh đẹp tuyệt vời. [caption id="attachment_67326" align="alignnone" width="680"]

Những căn chòi nằm chênh vênh giữa những ngọn đồi lúa chín tạo nên cảnh sắc hết sức nên thơ ở nơi đây[/caption]
Ruộng bậc thang của người H’mông ở thung lũng Tú Lệ, ở La Pán Tẩn, ở Mù Căng Chải đẹp là thế. Chỉ dùng cái cuốc bướm (loại cuốc lưỡi nhỏ, hình cánh bướm), sức lực của đôi tay và kinh nghiệm ngàn đời, người H’mông đã tạo thành các thớt ruộng lớn bé có đường đồng mức giống nhau, độ cao giống nhau và mức nước giống nhau để tạo nên một quần thể ruộng bậc thang đẹp nhất nhì Việt Nam.
Biết bao khách thị thành đã ngẩn ngơ trước những thớt ruộng xếp san sát và đều tăm tắp như những phím đàn dương cầm như thế. Và những phím đàn rực một màu no đủ, ấm áp đó cứ mải miết hòa vào trong bản giao hưởng bất tận của núi rừng, với vi vu gió núi, với róc rách nước khe, với thánh thót họa mi với ríu ran tiếng cười nói ngày gặt.
Thế nên, mùa vàng Mù Căng Chải hớp hồn bao viễn khách. Khi những triền đồi chuyển từ xanh sang vàng cũng là lúc những diễn đàn mạng, những trang Facebook ngập tràn những kế hoạch “phượt mùa vàng” khắp trong Nam ngoài Bắc. Và quốc lộ 32 bỗng dập dìu bao kẻ “bỏ phố lên rừng”, mong rũ bỏ thành thị bụi bặm, buồn tẻ và bận rộn để được sống đôi ngày chốn hoang sơ.
[caption id="attachment_67327" align="alignnone" width="680"]

Những mảnh ruộng bậc thang ở nơi đây được hình thành từ nhiều thế hệ đồng bào các dân tộc thiểu số ở nơi đây[/caption]
Có nhiều tuyến đường để bạn di chuyển từ Hà Nội lên Mù Cang Chải, nhưng thông thường nhất là theo quốc lộ 32, qua cầu Trung Hà, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), rồi qua thị trấn Nghĩa Lộ, xã Tú Lệ (huyện Văn Chấn) của Yên Bái trước khi vượt đèo Khau Phạ để tới Mù Cang Chải. Thời gian di chuyển khoảng 7 tiếng. Từ khi có đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, bạn cũng có thể chạy theo tuyến đường này tới thành phố Yên Bái rồi sang Nghĩa Lộ. Tuy nhiên đoạn đường này đang sửa chữa nên có thể ảnh hưởng đến tốc độ và thời gian di chuyển. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi hết đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, lên Sa Pa và qua đèo Ô Quy Hồ, sau đó qua Tân Uyên và Than Uyên của Lai Châu để tới Mù Cang Chải. Nên chọn đi một đường và về một đường để có thêm trải nghiệm.
Tại Mù Cang Chải, cách đi lại thuận tiện nhất là thuê xe máy, với giá từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng mỗi ngày tùy thời điểm.
[caption id="attachment_67328" align="alignnone" width="680"]

Vẻ đẹp của Mù Cang Chải xứng đáng để nơi đây trở thành danh lam thắng cảnh của quốc gia và trên thế giới[/caption] Bạn có thể ở ngay Mù Cang Chải, ở Tú Lệ (cách khoảng 40 km) hoặc tại Nghĩa Lộ (cách 100 km). Ngoài thị trấn Nghĩa Lộ khá sầm uất với nhiều khách sạn lớn như Nghĩa Lộ, Miền Tây, Mường Lò... giá từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng/đêm thì ở Mù Cang Chải và Tú Lệ chỉ có các nhà nghỉ nhỏ và số lượng không nhiều. Nếu đến vào mùa cao điểm, bạn phải đặt trước rất lâu hoặc phải chọn nghỉ ở nhà dân với giá khoảng 100.000 đồng/người. Trên đường đến Mù Cang Chải, bạn không thể bỏ qua xã Tú Lệ, bản Lìm Mông, cánh đồng Cao Phạ, đèo Khau Phạ... và những điểm có ruộng bậc thang đẹp nhất như xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, bản Thái, Cầu Ba Nhà, nơi có đồi mâm xôi (cách trung tâm huyện Mù Cang Chải khoảng 10 km). Nếu đi đường Nội Bài - Lào Cai, hãy trải nghiệm cảm giác vòng vèo trên đèo Ô Quy Hồ, những cảnh đẹp trên đường đi qua Than Uyên và Tân Uyên (Lai Châu)...
Top ten travel tổng hợp