Sarugaku - Nghệ thuật biểu diễn sân khấu độc đáo ở Nhật Bản

13/09/2022

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết
Với sự hòa nhập của nghệ thuật cổ truyền bản địa và các điệu múa nghi lễ của Thần đạo, các loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu Nhật Bản với tên Sarugaku, thu hút đông đảo khách du lịch dừng chân. Sarugaku - Nghệ thuật biểu diễn sân khấu Nhật Bản Nghệ thuật biểu diễn sân khấu vô cùng ấn tượng ở Nhật Bản

Các loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu Nhật Bản

Du lịch Nhật Bản, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về các loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu của đất nước này. Sarugaku gồm có các loại hình như Kyogen – Hài kịch, Noh – Nhạc kịch chính thống, Bunraku – Múa rối, Kabuki - Một dòng kịch chính thống khác. Dưới đây là một số thông tin cụ thể về từng loại hình khác nhau, du khách có thể tìm hiểu.
1. Noh - Kịch mặt nạ
Đây là loại hình biểu diễn sân khấu cổ truyền lâu đời nhất trên thế giới. Là nhạc kịch chính thống nên chủ đề chính của kịch Noh là sự phù du của cuộc sống, kiếp sau, hồn ma,... Hầu hết những động tác của nhân vật trong kịch đều thể hiện khía cạnh cảm xúc. Tuy nhiên, mọi người ấn tượng nhất vẫn là những chiếc mặt nạ với nhiều hình dạng khác nhau. Sarugaku - Nghệ thuật biểu diễn sân khấu Nhật Bản Những chiếc mặt nạ được sử dụng trong vở kịch Điều khiến du khách ấn tượng ở buổi biểu diễn này là âm nhạc trong buổi biểu diễn rất độc đáo. Với 4 loại nhạc cụ cơ bản: trống đeo vai (kotsuzumi), sáo (fue), trống lớn (taiko), trống cơm (otsuzumi) kết hợp với dàn đồng ca và dàn nhạc tạo nên những âm thanh hấp dẫn, lôi cuốn người xem. Ở đây không có người chỉ huy dàn nhạc, các nhạc công sẽ tự đưa âm nhạc vào vở diễn sao cho phù hợp với lời thoại.
2. Bunraku – Nghệ thuật múa rối
Loại hình nghệ thuật này từ bắt nguồn từ Osaka. Bunraku có sự kết hợp của 3 yếu tố như người điều khiển rối, người kể chuyện, người chơi đàn shamishen (một loại đàn cổ truyền của Nhật, gần giống đàn nguyệt của Việt Nam). Nghệ thuật múa rối được rất nhiều du khách ở các tour Nhật Bản yêu thích. Sarugaku - Nghệ thuật biểu diễn sân khấu Nhật Bản Người điều khiển con rối xuất hiện ngay trên sân khấu Ở đất nước mặt trời mọc, Bunraku có sự khác biệt so với các nước trên thế giới. Người điều khiển những con rối sẽ hiện diện ngay trên sân khấu. Tuy nhiên, đến khi vở diễn bắt đầu thì mọi sự tập trung sẽ chuyển về những con rối. Du khách đến đây sẽ được tận mắt khám phá loại hình nghệ thuật này.
3. Kyogen – Hài kịch
Khác với những loại hình sân khấu khác, hài kịch mang đến tiếng cười cho khán giả. Kyogen ra đời giúp cân bằng với vẻ nghiêm trang, đạo mạo của Noh. Nếu Noh thiên về âm nhạc thì Kyogen lại thiên về sử dụng lời thoại. Điều bất ngờ là ở các vở Kyogen có rất ít các nhân vật, thường không quá 3 người. Đặc biệt, nội dung hài kịch thường bộc lộ rất nhiều về các khía cạnh phức tạp trong tính cách của người Nhật. Sarugaku - Nghệ thuật biểu diễn sân khấu Nhật Bản Những vở kịch mang lại tiếng cười cho mọi người Kyogen rất dễ hiểu vì nó phản ánh cuộc sống thường nhật của con người với những ngôn ngữ rất bình dân, giản dị. Một số nội dung của hài kịch nói về người hầu và lãnh chúa. Đặc biệt là các ông chồng lười, người vợ lắm mồm, chàng sammurai ngờ nghệch,…
4. Kabuki – Những vở nhạc kịch hoành tráng
Kabuki là những vở nhạc kịch được tảo bởi 1 người con gái đồng trinh tên là Okuni, ở đền thờ Izumo. Kabuki được tạo bởi 3 ký tự: hát - ca, múa - vũ, sự khéo léo - kỹ. Một thời gian, điệu nhảy biểu diễn cho những vở nhạc kịch được thực hiện bởi các cô gái ăn mặc hở hang, trái với luân lí xã hội nên bị cấm trong thời gian dài. Đây cũng là bước ngoặt lớn để Kabuki đi theo con đường nghệ thuật đích thực. Sarugaku - Nghệ thuật biểu diễn sân khấu Nhật Bản Vở nhạc kịch được biểu diễn nghiêm túc Hiện nay, Sarugaku - Nghệ thuật biểu diễn sân khấu độc đáo ở Nhật Bản vẫn luôn thu hút đông đảo khách du lịch. Đến với đất nước này, bạn có thể dành thời gian tận hưởng cuộc sống và tìm hiểu về văn hóa của người dân nơi đây thông qua các loại hình nghệ thuật. XEM THÊM TOUR DU LỊCH NHẬT BẢN TẠI ĐÂY

An Nhiên