Được ví là "địa ngục trần gian", nhà tù Phú Quốc là một trong những địa điểm khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng khi nhắc lại ký ức thời xa xưa. Cũng tại nơi đây, hàng trăm tù binh cách mạng bị giam cầm và chịu đựng những màn tra tấn dã man trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. [caption id="attachment_25267" align="aligncenter" width="900"]

Nhà tù Phú Quốc - Nơi giam giữ người dân và các chiến sĩ Cách mạng.[/caption]
Nhà tù Phú Quốc - Hé hộ những "góc khuất" kinh hoàng
Nằm ở địa phận xóm Cây Dừa, xã Thới An, nhà tù Phú Quốc thuộc trung tâm của miền Nam thời Mỹ - Ngụy. Đây là một trại giam tù binh do thực dân Pháp xây dựng với mục đích giam cầm người Việt. Với diện tích trên 400 ha, nhà tù Phú Quốc là nơi giam giữ hơn 40.000 tù binh Việt Nam, trong đó có cả tù binh chính trị. [caption id="attachment_25269" align="aligncenter" width="900"]

Các khu nhà giam được xây dựng tại nhà tù Phú Quốc.[/caption] Theo một số tài liệu nghiên cứu cho biết, nhà tù Phú Quốc được xây dựng với 500 nhà giam, có tất cả 12 khu, mỗi khu sẽ được đánh số thứ tự từ 1 đến 12. Đến cuối năm 1972, nhà tù đã xây dựng thêm khu 13, 14 với sức chứa mỗi khu đến 3.000 tù nhân. Đồng thời, mỗi khu trại giam sẽ được chia ra nhiều phân khu riêng biệt, chứa 950 tù binh. Các sĩ quan khi bị bắt sẽ được giam riêng tại khu B2. Trong vòng 6 năm (7/1967 - 1/1973), nhà tù Phú Quốc đã có hơn 4.000 người bị chết và hàng nghìn người phải chịu cảnh tàn tật suốt đời do những thủ đoạn tra tấn dã man của kẻ thù xâm lược như chôn sống tập thể, đóng đinh dài 8 - 12 phân vào các bộ phận cơ thể (xương đầu, bàn tay, cánh tay, ống chân, bàn chân,...), đánh bằng roi đuôi cá, chày vồ, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống,... [caption id="attachment_25271" align="aligncenter" width="900"]

Các tù binh bị đánh dã man bằng nhiều dụng cụ khác nhau.[/caption] Với 45 hình thức tra tấn tù binh từ thời trung cổ cho đến hiện đại được lưu giữ tại nhà tù Phú Quốc khiến người xem không khỏi rùng mình, khiếp sợ. Đau đớn nhất là màn tra tấn những tù nhân vào bên trong thùng đầy nước. Có người chết vì sặc nước, có người bị vỡ tai, máu me đầy người. Không chỉ vậy, Mỹ - Ngụy còn "sáng chế" ra chuồng cọp kẽm gai để dễ dàng hành hạ, tra tấn các tù binh. Những chuồng cọp này được thiết kế rất nhỏ và chứa đầy những dãy kẽm gai nhọn, chiều cao không đủ để ngồi, chiều dài không duỗi được chân. Các tù binh sẽ được nhốt trong chuồng cọp chỉ với chiếc quần mỏng và bị phơi nắng, phơi sương ngoài trời cho đến chết. [caption id="attachment_25273" align="aligncenter" width="900"]

Mỗi tù binh sẽ được nhốt trong chiếc chuồng cọp với đầy kẽm nhọn.[/caption] Trong chuồng cọp, tù binh cũng chỉ được ăn một ít cơm với muối, uống 1 - 2 ca nước mỗi ngày. Mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày như tiểu tiện đều phải thực hiện tại chỗ. Chỉ cần người tù nhúc nhích hoặc thực hiện các động tác thay đổi tư thế cũng đã bị kẽm nhọn đâm vào người chảy máu. Nhà tù Phú Quốc được bao quanh bởi hàng kẽm gai khoảng 10 - 15 lớp với hệ thống chiếu sáng dày đặc, khiến cho các tù bình không thể thoát ra ngoài. Xung quanh ngục là 4 tiểu đoàn canh giữ với đầy đủ các loại vũ khí và phương tiện khác nhau. Phía bên ngoài còn có cả một đội quân tinh nhuệ theo sát quản lý rất chặt chẽ, cứ 2 tù binh sẽ có 1 tù binh canh giữ. [caption id="attachment_25275" align="aligncenter" width="900"]

Hàng rào kẽm kiên cố bao bọc xung quanh nhà tù Phú Quốc.[/caption] Đỉnh điểm với diện tích 100 m2, nhà tù Phú Quốc có thể giam giữ từ 70 - 120 người. Lúc đầu, nhà tù được xây dựng với nền đất nhưng về sau nhiều tù binh trốn trại, họ đã tráng xi măng kiên cố hơn. Trần nhà là mái tôn nên khi trời nắng thường rất nóng. Chỗ nằm quá chật hẹp, do đó người nằm bắt buộc người kia phải ngồi. [caption id="attachment_25277" align="aligncenter" width="900"]

Nơi ở chật hẹp của các tù binh tại nhà tù Phú Quốc.[/caption] Tháng 4/1954, nhà tù Phú Quốc có đến 14.000 tù nhân đều là nam giới. Một số người bị bắt là do dịch càn quét, có người thì bị móc hầm bí mật, có người bị phục kích hoặc chiến đấu bị thương và bị địch bắt. Trong đó có một số tù binh là cán bộ, họa sĩ, nhà báo, nhạc sĩ,... bị bắt vì nhiều lý do khác nhau.
Nhà tù Phú Quốc - Không chỉ là ký ức xa xưa
Nhà tù Phú Quốc được xem là "bằng chứng sống" ghi dấu những tội ác dã man của kẻ thù xâm lược. Nơi đây còn thể hiện rõ tinh thần bất khuất, hiên ngang, kiên cường của các chiến sĩ cách mạng. Dù phải chịu đựng nhiều hình thức tra tấn của giặc ngoại xâm nhưng họ vẫn không chịu khuất phục, sẵn sàng đấu tranh vì tự do, độc lập của đất nước. Ngày nay, các chứng tích, hình ảnh về tội ác dã man của quân địch vẫn còn được lưu giữ tại nhà tù Phú Quốc. Những năm qua, nhà tù Phú Quốc không ngừng được chính quyền địa phương tu sửa để đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách gần xa đến
du lịch Phú Quốc. [caption id="attachment_25279" align="aligncenter" width="900"]

Nhà tù Phú Quốc trở thành điểm tham quan của rất nhiều khách du lịch.[/caption] Mỗi năm, nhà tù Phú Quốc có đến hàng trăm ngàn lượt người đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử của dân tộc. Có thể họ là những tù binh năm xưa quay lại nơi cũ để hồi tưởng về ký ức đã qua. Cũng có thể là những du khách nước ngoài ghé thăm để hiểu hơn về con người Việt Nam qua các tài liệu được lưu giữ lại. Hiện tại, nhà tù Phú Quốc đã được công nhận là Di tích Quốc gia. Đây là một trong những địa điểm tham quan thú vị cho du khách khi đến với đảo ngọc Phú Quốc. Để chuyến đi diễn ra thuận lợi, bạn có thể lựa chọn
tour du lịch Phú Quốc thích hợp để biết thêm về những kiến thức lịch sử cũng như tham quan những khung cảnh tuyệt đẹp nơi đây.
AN NHIÊN