Hơn 200 nghìn hộ dân đã có chỗ ở an toàn nhờ chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) là kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để "an cư" nơi vùng lũ thật sự phát huy hiệu quả, mang lại ý nghĩa thiết thực đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ. [caption id="attachment_29605" align="aligncenter" width="500"]

Một vùng quê ở đồng bằng sông Cửu Long[/caption]
1. Dân ấm nhưng chưa no: Chuyển về
cụm, tuyến dân cư (CTDC) thị trấn An Châu, huyện Châu Thành (An Giang) đã gần một năm nay, nhưng nghe chừng cuộc sống gia đình anh Nguyễn Văn Cuộc vẫn còn lênh đênh lắm. Trong câu chuyện giãi bày, giọng anh thoáng buồn: Trước sống ven sông, nhìn tương lai xa chẳng thấy nhưng nhìn gần thấy dễ sống, hằng ngày ra sông thả lưới bắt con cá cũng đủ kiếm nuôi sắp nhỏ. Giờ lên bờ, cuộc sống tuy an toàn nhưng chẳng có việc làm nên khó sống quá. Cùng chung nỗi niềm, chị Phan Thị Kiều Liên ở cụm Trà Nóc (quận Bình Thủy, Cần Thơ) cho biết: Trước sống cạnh bờ kè, ngày ngày chạy chợ cũng có đồng ra đồng vào; nay chuyển lên đây, mặc dù yên tâm về nhà ở nhưng chơi dài, chợ lại xa nên chưa biết làm gì để sống. Tiền đền bù nhà cũ cộng thêm 20 triệu đồng được vay hỗ trợ chỉ vừa đủ dựng căn nhà mới. Sắp tới còn phải lo trả tiền đất nền, do vậy nợ ngân hàng vẫn chưa tính được khoản nào để trả,... Phần lớn đối tượng của
chương trình xây dựng CTDC vượt lũ tại đồng bằng sông Cửu Long đều là những hộ nghèo, nghề nghiệp không ổn định, sống chủ yếu dựa vào canh tác nông nghiệp hoặc buôn bán nhỏ ven sông. Nay bắt đầu cuộc sống mới, phải chuyển đổi phương thức làm ăn cho nên bà con gặp rất nhiều khó khăn. Một vướng mắc khác của chương trình là vấn đề thu hồi tiền đất nền từ người dân hiện chưa biết giải quyết ra sao. Phó Giám đốc Sở Tài chính An Giang Nguyễn Duy Toàn cho rằng, toàn bộ chương trình được thực hiện từ ngân sách nhà nước và vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Theo quy định, đến năm thứ sáu, người dân bắt đầu phải trả tiền đất nền trong năm năm. Nhưng do đối tượng của chương trình chủ yếu là người nghèo, khả năng thu nợ được dự báo rất thấp. Tính riêng giai đoạn 1 của chương trình, hiện mới thu được 42 tỷ đồng, chiếm khoảng 14% tổng số nợ. Hơn nữa, quy định người dân chỉ được chính thức cấp sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) sau 10 năm, đã tạo tâm lý lo ngại và ỷ lại của người dân trong việc trả tiền đất nền cho Nhà nước. Nếu sổ đỏ sớm được cấp, đi đôi với các điều kiện hạn chế về quyền chuyển nhượng và cho phép được cầm cố để vay vốn làm ăn, sẽ giúp bà con yên tâm hơn khi về nơi ở mới. Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Trần Nam đánh giá, tiến độ thực hiện
chương trình CTDC vượt lũ tại đồng bằng sông Cửu Long tại hầu hết các địa phương còn chậm. Theo quy định, giai đoạn 2 của chương trình cần hoàn thành trong năm 2013, tuy nhiên, đến hết năm 2013 vẫn chưa có địa phương nào hoàn thành đúng quy định. Qua thực tế triển khai, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Ðó là quy hoạch một số
cụm, tuyến dân cư còn thiếu cơ sở khoa học, chỉ tập trung nâng cao khả năng tránh lũ mà bỏ quên điều kiện sống và mưu sinh của người dân. Có nơi,
cụm, tuyến dân cư nằm giữa đồng không mông quạnh, cách biệt hẳn các khu vực dân cư chung quanh, đường sá khó đi; thiếu điện, nước sạch và những công trình xã hội thiết yếu khác. Trong khi đó, không ít công trình không đạt yêu cầu chất lượng, khiến dân cư chuyển về ở rất thưa thớt, nhiều người chỉ đến nhận nhà rồi đi nơi khác ở hoặc đi làm ăn xa. Do vậy, giai đoạn 2 từ năm 2008 trở lại đây, các ngành, địa phương liên quan đã kịp thời rút kinh nghiệm trong công tác quy hoạch, lựa chọn vị trí xây dựng các
cụm, tuyến dân cư bảo đảm phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương cũng như quy hoạch kiểm soát lũ. Trong đó, xây dựng
cụm, tuyến dân cư gắn liền các trung tâm xã để tận dụng được hạ tầng xã hội của cơ sở, hạn chế kinh phí đầu tư trường học, trạm y tế,... cho cụm, tuyến.
Cốt lõi vẫn là "cần câu" Ðể tạo điều kiện cho người dân "an cư, lạc nghiệp", nhiều địa phương ngoài chú trọng lựa chọn các vị trí có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, còn thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới,... Liên quan vấn đề thu hồi nợ tiền đất nền, Quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý VDB Nguyễn Quang Dũng khẳng định: Là đơn vị đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, VDB coi việc triển khai
chương trình xây dựng CTDC vượt lũ tại đồng bằng sông Cửu Long là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, luôn phối hợp chặt chẽ các địa phương, sẵn sàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu giải ngân nguồn vốn cho đầu tư xây dựng các CTDC. Ðể bảo toàn nguồn vốn của Nhà nước, ngoài việc chỉ đạo chi nhánh các tỉnh tạo điều kiện rộng rãi cho bà con trong việc trả nợ, VDB cũng nhiều lần đề xuất Chính phủ và các bộ, ngành liên quan nên có các chính sách cho khoanh nợ, giãn nợ, thậm chí tiến tới xóa hoặc miễn nợ để người dân vùng lũ vượt qua khó khăn khi chuyển đến các
cụm, tuyến dân cư. Khảo sát tại cụm dân cư thị trấn An Châu, ấn tượng tốt đẹp đầu tiên đối với chúng tôi là khung cảnh yên bình, đặc trưng của một vùng thôn quê, người dân cần mẫn lao động. Trưởng Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Châu Thành Nguyễn Di Vu chia sẻ: Toàn cụm dân cư này có 463 nền, trong đó 143 nền sẽ được bán với giá linh hoạt để tăng thêm nguồn đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Hiện nay, việc triển khai hạ tầng đã hoàn tất, bao gồm cả trường mẫu giáo và trung tâm dạy nghề. Lượng dân cư vào ở trong
cụm, tuyến dân cư hiện đạt gần 80%, dự kiến cuối năm sẽ đạt 100%. Khác với An Châu, cụm Trà Nóc lại mang theo hơi thở của một khu đô thị mới, khang trang và hiện đại. Chỉ vào con đường nhựa rộng rãi, phẳng lỳ chạy giữa hai dãy nhà cao tầng mới xây, Giám đốc Sở Xây dựng TP Cần Thơ Nguyễn Tấn Dược vui vẻ thông báo: Do kết hợp với quy hoạch khu dân cư mới,
cụm, tuyến dân cư Trà Nóc đã được đầu tư theo tiêu chuẩn cao hơn, nhằm kết nối đồng bộ với hạ tầng theo quy hoạch chung. Ngoài việc bố trí sẵn nền cho trạm y tế, chúng tôi đang chuẩn bị xây dựng trường tiểu học theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Cùng với đó, một khu chợ mới cũng sẽ được hình thành trong thời gian tới, hiện tại đang trong quá trình kêu gọi đầu tư. Nay mai, nơi đây sẽ trở thành một khu dân cư hiện đại, với đầy đủ điều kiện để phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Việc đầu tư đồng bộ, chất lượng đã thu hút người dân chuyển về đây, xây dựng cuộc sống ngày càng ổn định hơn. Hiện nay, nguồn vốn ngân sách dành cho chương trình còn hạn chế, do vậy các địa phương cần tập trung thực hiện tốt công tác huy động vốn từ các nguồn khác nhau, cũng như nguồn vốn lồng ghép thuộc các chương trình mục tiêu, như xây dựng nông thôn mới, giao thông nông thôn, nước sạch, vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục... để thực hiện. Ðồng thời đôn đốc, kịp thời xử lý và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương thực hiện; khẩn trương xây dựng nhà ở, xét duyệt và bố trí các hộ dân vào ở trong
cụm, tuyến dân cư. Cùng với đó, cần tăng cường công tác quy hoạch và quản lý sử dụng các
cụm, tuyến dân cư sau đầu tư, khắc phục ngay những bất cập trong quá trình triển khai, ngăn chặn việc chuyển nhượng nhà ở trước thời hạn của người dân và bảo đảm vệ sinh môi trường, quản lý tốt hệ thống hạ tầng kỹ thuật, an toàn trong mùa mưa lũ,... Mặt khác, cần có thêm một số chính sách hỗ trợ cho người dân, ngoài việc có nhà ở an toàn, còn giúp họ duy trì cuộc sống bền vững sau khi nước rút. Bên cạnh đó, các tỉnh cần phát động thi đua bảo đảm các dự án
cụm, tuyến dân cư trên địa bàn hoàn thành trước thời điểm cuối năm nay.
Nguồn: Báo Nhân dân Điện tử
Top Ten Travel tổng hợp