So với thủ đô của hai nước láng giềng Pháp và Hà Lan, thủ đô Brussels của Bỉ không có nhiều lắm những thứ để khoe, tuy nhiên ai đã từng trải nghiệm ẩm thực ở Brussels cũng sẽ khó quên 5 món ăn đặc trưng của thành phố này. Trong khi Paris danh bất hư truyền với tháp Eiffel, Bảo tàng Louvre, cung điện Versailles, nhà thờ Đức Bà, Khải Hoàn Môn, đại lộ Champs Elysees... Amsterdam nổi như cồn nhờ hệ thống kênh đào chẳng chịt, Bảo tàng quốc gia Rijksmseum, Bảo tàng Van Gogh, quảng trường Dam, chợ hoa tulip, phố đèn đỏ... thì
Brussels chỉ khiêm tốn với quãng trường Lớn, công viên Heysel với mô hình nguyên tử Atomium... và đặc biệt là tượng thằng bé Manneken - Pis đang tè. Trước khi đến Brussels, tôi vẫn hình dùng
tượng Manneken - Pis cao to lững thững như những tượng đài khác. Trên đường đến nơi đặt tượng, nhìn thấy mô hình Manneken-Pis bằng sô - cô - la cỡ người thật trong các cửa hiệu, tôi càng tin vào trí tưởng tượng của mình cho đến khi tận mắt thấy một bức tượng nhỏ bằng bình hoa cỡ trung nằm khiêm tốn ở một góc đường. Mới hay người Bỉ rất giỏi "lăng xê", vì
tượng Manneken - Pis không nổi tiếng bởi sự hoành tráng mà nhờ vào câu chuyện lịch siwr được kể lui kể tới. [caption id="attachment_39652" align="aligncenter" width="500"]

Brussels[/caption] Có thể nhờ giỏi "lăng xê" mà ẩm thực Bỉ nổi tiếng thế giới với những món tưởng chừng khó mà nổi tiếng. Trước khi đến
Brussels, tôi đã sục sạo trên các trang web du lịch để tìm hiểu về ẩm thực du lịch Bỉ, thấy chỗ nào cũng đề cập đến năm món ăn nên nếm thử khi đến đây: chem chép, bánh quế, khoai tây chiên, bia và sô-cô-la. Năm món là vừa vặn cho một lần trải nghiệm nhâm nhi khoai tây chiên với Bia "made in Belgium", thưởng thức món chính nấu bằng chem chép béo ngọt rồi tráng miệng với bánh quế thơm giòn và sô-cô-la (món này còn để đem về làm quà). Chem chép tiếng Pháp là Moule, tiếng Anh là Mussel, là món quốc hồn quốc túy của người Bỉ. Gọi là chem chép vì hình dạng bên ngoài giống con chem chép của ta nhưng thịt bên trong lại rất khác: vàng óng, mềm chứ không dai. Thật ra ngôn ngữ ẩm thực chúng ta chưa đặt tên cho loại động vật thân mềm đặc biệt ở vùng biển Bắc Đại Tây Dương và Nam Thái Bình Dương. Hầu hết chem chép trong các nhà hàng ở Bỉ đến từ biển Bắc, ngoài khơi vùng biển phía Bắc của Hà Lan. Có nhiều cách ăn chem chép tùy theo từng vùng miền, nhưng cách ăn phổ biến nhất là hấp trong nồi sâu lòng với vang trắng (hoặc bia Bỉ), hành tây, rau cần tây và bơ. Quanh khu trung tâm Brussels có rất nhiều nhà hàng quảng cáo chem chép với giá từ 12 euro đến 25 euro cho một phần ăn gồm một nồi chem chép hấp, một tô khoai tây chiên và một lu bia Bỉ. Con chem chép ở vùng
Brussels có vỏ màu đất đen, thịt màu cam căng tròn nhìn rất bắt mắt. Nhai từ tốn thịt chem chép hấp vị ngọt thơm, rồi húp nước hấp chem chép tỉnh cả người - có thể nhờ rượu vang trong nước hấp. Nhìn nồi chem chép nướng mỡ hành ở Sài Gòn, cũng ngọt thơm tuyệt đống nhưng chìm nghìm trong sơ đồ ẩm thực nước nhà. [caption id="attachment_39653" align="aligncenter" width="500"]

Ẩm thực xứ Brussels[/caption] Khoai tây chiên của Bỉ ngon trước hết nhờ cách chọn khoai tây Bintje hảo hạng, cắt miếng lớn và chiên bằng mỡ động vật. Cách chiên cũng là bí bíp của món ăn đẳng cấp thế giới này. Khoai được chiên sơ rồi để cho nguội, khi có khách gọi mới được chiên lần nữa, nhờ vậy mà miếng khoai tây có lớp ngoài giòn thơm trong khi phía trong lại mềm bùi. Ở nhà hàng, khoai tây chiên đứng một mình khi được phục vụ cùng với các món khác, nhưng tại hơn 4.000 cửa hàng khoai tây chiên - đa số ở
Brussels - khoai tây chiên trở nên kiêu kỳ hơn rất nhiều khi sánh vai cùng 50 loài nước xốt ăn kèm. Khách có thể chọn phần ăn cỡ nhỏ, cỡ trung hay cỡ lớn và bất cứ loại nước xốt nào trong một danh sách dài được ghi sẵn trước cửa hàng. Khi khách goik, người bán lấy một tờ giấy cuộn tròn hình phễu, xúc khoai tây chiên nóng giòn đó vô trước, múc xốt chế lên trên rồi cầm thêm cây que bằng gỗ. Đã có cả ngàn bài báo trên khắp thế giới viết về khoai tây chiên kiểu Bỉ. [caption id="attachment_39654" align="aligncenter" width="500"]

Bia Bỉ[/caption] Ăn khoai tây chiên đừng quên uống bia Bỉ. Mặc dù bia Bỉ không có được vị trí số 1 như nước láng giềng Đức, nhưng nhắc tới ẩm thực Bỉ người ta không thể không nhắc tới bia. Tại quốc gia có hơn 180 nhà máy bia, từ những tập đoàn quốc tế khổng lồ đến các cơ sở sản xuất bia nhỏ lẻ sản xuất hơn 450 loại bia khác nhau, bia không đơn thuần là một loại thức uống mà còn là một nền văn hóa. Trong các cửa hàng bia ở
Brussels có hàng trăm nhãn hiệu bia khác nhau với nhiểu kiểu dáng chai bia đủ mọi kích cỡ và hình thù đẹp mắt. Nhiều công ty bia Bỉ thậm chí sản xuất cả ly uống bia riêng như cách người ta làm với rượu vang. Cũng như món khoai tây chiên, bánh quế (waffles) có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước Bỉ, với giá từ 1 euro cho bánh không và giá 3 euro cho bánh ăn kèm kem và trái cây tươi. Những ngày cuối hè ở
Brussel trời se lạnh, thật hạnh phúc khi dạo bước ngắm phố phường với miếng bánh quế nóng hổi thơm phức, ngọt dịu, giòn bên ngoài, mềm bên trong. Gần nơi đặt tượng Manneken - Piscos tới mấy cửa hàng bán bánh quế với vài chục lựa chọn nhân phủ bên trên như kem tươi, mật ong, bơ đậu phộng, chuối, dầu, kiwi... [caption id="attachment_39655" align="aligncenter" width="500"]

Sô - cô - la Bỉ[/caption] Mặc dù cây ca cao không được trồng tại Bỉ, quốc gia này vẫn là nước sản xuất sô - cô - la số 1 thế giới.
Sô - cô - la Bỉ nổi tiếng nhờ cách chọn nguyên liệu và quy trình sản xuất. Có rất nhiều loại sô-cô-la nhưng Praline với hương vị hoàn toàn khác biệt - bên ngoài là lớp vỏ sô - cô - la cứng, nêm trong nhân kem lỏng làm từ sữa kem tươi và bơ ca cao nguyên chât - mới là thứ đưa danh hiệu sô - cô - la Bỉ lên tầm cao nhất. Người ta chuộng sô - cô - la sản xuất theo phương pháp thủ công tại các xưởng sản xuất nhỏ trên khắp đất nước. Hiện Bỉ có khoảng 2.000 cửa hàng chuyên bán sô - cô - la, tập trung nhiều tại các điểm tham quan mua sắm nổi tiếng. Ở Quảng Trường Lớn và nơi đặt tượng Manneken - Pis, có rất nhiều thương hiệu
sô - cô - la Bỉ hàng đầu như Nirvana, Godiva, Neuhaus, Floranne... Đến Brussels mà không ăn sô - cô - la là thiếu sót lớn nhất!
Theo: DNCT