Yabusame là nghi thức bắn cung gắn kết được thực hiện bởi người cưỡi trên lưng ngựa trong trang phục đi săn của các samurai. Người tham gia lễ hội sẽ phi nước đại trên một đoạn đường cho phép, sau đó họ phải thực hiện việc bắn 3 mũi tên trúng mục tiêu. Nghi thức được tiến hành nhằm mục đích cầu cho mùa màng bội thu và quốc thái dân an. Lễ hội cũng thu hút được rất nhiều khách du lịch Nhật Bản đến thăm hàng năm.
Bắt đầu nghi thức, những âm thanh của trống rộn ràng vang lên, các cung thủ và người phục vụ xếp hàng ở phía trước cửa ngôi đền. Theo truyền thống, tất cả các cung thủ phải tuân theo tín hiệu duy nhất là tiếng trống.
Tranh vẽ lễ hội Yabusame thời xưa
Yabusame có nguồn gốc trong thế kỷ thứ 6. Thời điểm đó công việc nội bộ và bên ngoài của nhà nước rất hỗn loạn, trước tình cảnh trên vị hoàng đế đã cầu nguyện tại một ngôi đền và ngài cưỡi trên một con ngựa và bắn vào ba mục tiêu như một sự cầu nguyện cho đất nước được yên bình. Trong thời kỳ Heian (794-1192) Yabusame là sự kiện phát triển mạnh mẽ như một nghi thức của hoàng gia.
Tranh vẽ một kỵ binh Yabusame thời xưa
Thời kỳ Kamakura (1192-1338) đánh dấu sự bắt đầu áp dụng những quy tắc của samurai ở Nhật Bản. Khi chính phủ giao toàn quyền cho Kamakura (ngày nay là thành phố Kamakura tỉnh Kanagawa) vào cuối thế kỷ thứ 12, các nghi thức Yabusame được thực hiện ở hầu hết các lễ hội lớn nhỏ trên đất nước này và đã trở thành một buổi lễ chính thức hàng năm. Tuy nhiên theo thời gian, nghi thức dường như đã phai nhạt, nhưng kể từ thế kỷ 18 nghi lễ phát triển mạnh mẽ lan rộng khắp nơi trên đất nước.
Lễ hội Yabusame được xem như một cách để giới quý tộc huấn luyện các samurai của họ, nhưng đã dần phát triển thành một nghi thức tín ngưỡng. Giải đấu được xem là một sự kiện thiêng liêng và các cung thủ được một thầy tu Thần đạo dẫn đến vạch xuất phát. Ban đầu, cuộc thi là cách giới quý tộc đào tạo Samurai của họ. Tuy nhiên hiện nay, cả nữ cũng có thể tham gia thi đấu. Mỗi cung thủ phải bắn 3 mũi tên trúng mục tiêu trong khi đang cưỡi ngựa.
Các kỵ binh chuẩn bị ngựa để tham gia lễ hội
Từ sáng sớm, người ta thấy mấy giáo sĩ Shinto làm đủ mọi nghi lễ. Tới khoảng 10 giờ sáng, những kỵ binh bắt đầu tập dượt. Họ phi ngựa trên trường đua dài từ 208 đến 255m, xong từ từ họ bỏ dây cương ra và làm bộ bắn cung với tay khg, xong với cây cung nhưng không có tên.
Sau 2 giờ tập như vậy thì họ ngừng để nghỉ mệt trong vòng 1 tiếng để ăn trưa và cho ngựa nghỉ. Lúc này là lúc du khách bắt đầu tấp nập tới coi nghi lễ chính thức.
Tới khoảng 1 giờ trưa, giáo sĩ chính bắt đầu nghi lễ bằng cách dẫn chưởng môn Takeda ryu và tất cả những thí sinh (ite) dự thi hôm đó đi khắp trường đua ngựa.
Các kỵ sĩ sẽ bắn vào những tấm bia được dựng sẵn
Tất cả nghi thúc, trang phục thanh lịch và phong nhã cũng như cung sử dụng thời nay khg thay đổi so với nghi lễ đầu tiên vào năm 1187. Nghi lễ thật là đẹp mắt. Những thí sinh, trong bộ võ phục với Hakama, kiếm Katana đeo ở eo, tượng trưng cho những thế hệ hiệp sĩ đã lư truyền nghệ thuật này.
Ba tấm bia gỗ, Shiki no mato, được gắn dọc theo trường đua. Những tấm bia đó được gắn ở cao độ tượng trưng cho một yếu huyệt của một kỵ binh: đầu hay mắt, khoảng 2 m trên mặt đất, ngay dưới nón. Bia đầu tiên được gắn 30m từ lúc khởi đầu của trường đua, bia thứ hai, 75 m sau bia đầu và tấm bia chót cũng 75 m sau tấm bia thứ 2. Ba giám khảo sẽ trao giải cho các cung thủ dựa trên số mục tiêu được bắn trúng. Giải thưởng dành cho người chiến thắng là một miếng vải trắng, tượng trưng cho phước lành đến từ các vị thần Shinto.
Lễ hội cũng cho phép phụ nữ tham gia
Thời xưa, được tham dự vô nghi lễ Yabusame là cả 1 vinh dự. Những người được mời tham dự toàn là dũng sĩ, và thất bại trong cuộc đua này đối với họ là một điều nhục nhã mà chỉ cò harakiri mới có thể tảy sạch.
Để tránh việc tự sát, những bó hoa đó đã được gắn chung quanh tấm bia, và trúng hoa cũng được coi như là trúng bia.
Một nghi lễ sau trong lễ hội
Người kỵ sĩ sẽ cho ngưạ phi nhanh 1 lần và khi vòng lại, lúc đó họ mới bắn. 3 mũi tên được bắn liên tiếp và khi mũi tên chót vửa bắn ra xong họ thắng ngựa ngay. Khoảng cách chỉ vỏn vẹn 208-255m. Từ lúc phi ngựa tới lúc bắn xong 3 mũi tên, thời gian khg quá 20 giây.
Khách du lịch cũng được tham gia nếu muốn
Mỗi nhóm thi gồm 5 kỵ binh, họ thay phiên nhau phi ngựa và bắn, mỗi người phi 3 lần. Sau 3 lần đó, bia sẽ nhỏ gấp đôi và họ lại thi 3 lần nữa cho tới khi tấm bia chỉ còn là 1 cái đĩa đất với đường kính là 9cm. Khi xong hết, mọi người xếp hàng 1 cưỡi ngựa đi về.
Cuộc thi Yabusame cưỡi ngựa bắn cung được tổ chức để các lãnh chúa kiểm tra tính chính xác, kỹ năng và sức mạnh của các samurai.
Ngày nay, Yabusame đã trở thành một nghi lễ tôn giáo chứ không phải là một giải đấu thể thao. Những cuộc thi này diễn ra trên khắp đất nước Nhật Bản trong suốt cả năm. Ở Tokyo, người dân và khách
tour Nhật Bản đổ xô đến đền Menji Jingu để xem các cung thủ thi đấu Yabusame.
Top ten travel tổng hợp