Ý nghĩa của trang phục Hanbok Hàn Quốc

13/09/2022

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những văn hóa riêng mà trang phục là những dấu hiệu quan trọng để nhận biết về các sắc thái đó. Nó biểu hiện trình độ văn minh, thị hiếu thẩm mỹ, phong cách sống, thuần phong mỹ tục của một dân tộc. Nếu như người Việt Nam chúng ta tự hào về chiếc áo dài dân tộc thì Hanbok lại là niềm kiêu hãnh của người dân Hàn Quốc.

Lịch sử ra đời của Hanbok

Trong lịch sử, xứ sở kim chi có hai bộ Hàn phục. Giai cấp quý tộc sử dụng trang phục may theo kiểu cách nước ngoài. Còn dân thường mặc bộ trang phục truyền thống được gọi tên là Hanbok. Trang phục truyền thống này đã được người Hàn Quốc mặc cách đây hơn 2.000 năm. Khi tới du lịch Hàn Quốc bạn sẽ bắt gặp những bọ Hanbok trên khắp các điểm công cộng, nhà ga xe lửa, xe buýt…bạn đều có thể nhìn thấy trang phục truyền thống này với màu sắc rất sặc sỡ, bắt mắt. Hanbok là một trong 10 biểu tượng tiêu biểu trong văn hóa Hàn Quốc. Những dấu tích khảo cổ cho thấy, Hanbok xuất hiện từ những năm trước Công nguyên tại khu mộ của người Hung Nô (Noin Ula, Mông Cổ). Chúng được xem là bắt nguồn từ nền văn hóa Scytho – Siberian thuộc miền Bắc Châu Á. Hanbok được truyền bá qua nhiều vùng đất nên có sự hòa quyện của những nét văn hóa khác nhau. Từng giai đoạn phát triển của trang phục Hanbok Những năm 57 trước Công nguyên, giới quý tộc, quan quyền tại Hàn Quốc thường mặc áo choàng Gwanbok bằng lụa Trung Quốc, còn phụ nữ bình dân thì mặc áo khoác dài ngang hông và váy phủ kín chân, màu sắc và kiểu dáng đơn giản. Đến thời đại Koryeo (khoảng 918 – 1392 sau Công nguyên), Áo Jeogori được may ngắn tới eo, trên ngực sẽ thắt nơ bằng vải dài và rộng, tay áo hơi công và váy ngắn hơn một chút. Sở dĩ có sự thay đổi này là do việc công chúa Mông Cổ về làm dâu trong hoàng gia Hàn Quốc nên văn hóa Mông Cổ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thiết kế Hanbok. Từ thế kỉ 14-19, thiết kế áo jeogori của Hanbok có nhiều thay đổi. Thời Choson, áo jeogori ngắn và bó sát hơn kiểu áo thời Koryeo. Dưới triều vua Joseon, mẫu áo này lại ngắn tới mức không che hết toàn bộ phần ngực, vì vậy chúng được bổ sung thêm áo Heoritti – lớp áo lót mỏng mặc bên trong.

Kết cấu, kiểu dáng của Hanbok Hàn Quốc

Sở dĩ Hanbok mang đậm tính truyền thống bởi chúng được sáng tạo trên nền chất liệu vải lụa, satin và vải thô, xen lẫn hình in hoặc thêu hoa khéo léo và tỉ mỉ. Tùy theo điều kiện thời tiết mà người ta sử dụng các loại vải khác nhau. Vào mùa hè, người ta dùng những chất liệu rất mỏng để may; còn vào mùa đông những chiếc áo Hanbok được lót thêm nhiều lớp vải để làm tăng độ dày giúp giữ ấm cơ thể. Có 5 màu sắc được ưa chuộng trong thiết kế trang phục Hanbok là đỏ, xanh da trời, vàng, đen và trắng. Đây là 5 sắc màu chủ yếu theo triết lý âm dương và ngũ hành của phương Đông. Cấu tạo của 1 bộ trang phục Hanbok

Ý nghĩa trang phục Hanbok

Gắn liền với rất nhiều mốc thời gian quan trọng trong lịch sử lập quốc của Hàn Phục, Hanbok do đó mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân Hàn Quốc và đã trở thành một biểu tượng văn hóa của quốc gia này. Đến nay, mỗi người Hàn Quốc vẫn còn sở hữu ít nhất một bộ Hanbok để mặc khi đi du lịch, đi chơi hay trong các dịp lễ tết, dịp quan trọng,…. Bất cứ ai tới hàn Quốc cũng muốn 1 lần được mặc thử Hanbok Theo quan niệm truyền thống, chiếc áo jeogori được thiết kế rất rộng rãi để biểu thị cho sự ấm no cũng như tính cách của người dân Hàn Quốc. Các loại trang phục khác cũng được thiết kế rộng rãi để biểu thị sự tự do, khoáng đạt. Bên cạnh đó, triết lý âm - dương, ngũ hành cân đối cũng được áp dụng triệt để khi thiết kế Hanbok. Ngoài ra, người dân Hàn Quốc cũng thường trang trí Hanbok bằng các họa tiết để thể hiện mong ước của bản thân hay những điều tốt lành. Chẳng hạn như: cây nho, cây lựu, hoa mẫu đơn tượng trưng cho sự trường thọ; ngọn lửa thể hiện sự khôn ngoan;….

Các phụ kiện đi kèm khi mặc Hanbok

Daenggi – Băng trang trí tóc Daenggi là một dải băng bằng vải, thêu họa tiết nổi bật, được sử dụng để cột chặt và trang trí cho mái tóc của người phụ nữ. Daenggi cũng có nhiều loại khác nhau tùy theo từng phong cách thiết kế của từng bộ Hanbok. Mũ Samo Là một loại mũ được mang cùng khi mặc với áo choàng dalleyong trong trang phục thường ngày của giới quan chức thời xưa của Hàn Quốc. Gài tóc Dwikkoji Đây là một loại phụ kiện được phụ nữ Hàn sử dụng trong thời Joseon, với công dụng để gắn vào bím tóc, tạo sự nổi bật cho mái tóc của các cô gái. Dây đeo Norigae Là loại phụ kiện phổ biến từ giới quý tộc cho tới thường dân. Chúng được đeo ở phía ngoài áo choàng hoặc ngang eo. Tùy theo chất liệu và thiết kế sẽ thể hiện địa vị của người mặc. 1 vài phụ kiện đi kèm trang phục Quy trình mặc Hanbok đúng cách Đối với nữ, họ sẽ mặc lớp lót màu trắng và cố định váy bằng dây buộc. Sau đó là mặc các lớp áo ngắn và váy bên ngoài. Điểm quan trọng là phần nơ phải thắt về bên phải với độ rủ mềm mại để thể hiện nét nữ tính và thanh lịch. Bộ hanbok tuyệt đối không được để nhàu và váy phải giữ được độ phồng tự nhiên. Bộ trang phục phải đượ mặc đúng cách 1 cách tỉ mỉ thận trọng Đối với nam, họ cũng sẽ mặc lớp lót màu trắng trước, sau đó đến áo ngắn, quần và cuối cùng là áo khoác. Họ sẽ sử dụng thêm thắt lưng vải bản to để cố định áo. Nếu là loại áo cộc tay cùng kiểu với áo Jeogori thì cũng mặc tương tự như Jeogori với phần dây buộc được thắt chặt và rủ về bên phải. Trong hành trình đi tour du lịch Hàn Quốc bạn hãy 1 lần mặc Hanbok để có thể cảm nhận được sự duyên dáng, ý nghĩa truyền thống lâu đời của bộ trang phục truyền thống này nhé!

--> XEM THÊM TOUR DU LỊCH HÀN QUỐC TẠI ĐÂY

Tiên Tiên