Miền thượng là tổ hợp kết dính của núi, rừng, sông, suối, thung lũng, bình nguyên, vực sâu, muôn loài, và hệ thống hồ nước. Không có hồ nước tự nhiên sinh thái rừng không được cân bằng, nhiều loài động vật cũng không thể tồn tại khi thiếu nước, khoáng chất, và không gian để quẫy đạp, sinh hoạt. Hồ thủy điện, thủy lợi giờ "nhân bản vô tính" khắp Tây Nguyên, nên hồ Lak tự nhiên này đây chợt hóa "cổ", dày lên kí ức nguyên sinh lẫn văn hóa tộc người, và đặc biệt là nó không "đuổi" dân đi như hồ thủy điện. Một làn sương hư ảo nhả xuống mặt hồ. Dãy núi vòng cánh cung rộng thênh làm hậu cảnh vĩnh cửu cho con hồ ở phía xa ấy khói sương cũng giăng phủ, kéo rê đi, chỗ đậm chỗ nhạt theo sắc trắng xám của sương. Các buôn làng M nông lâu đời tít bên bờ bên kia của hồ bị sương "ngậm" mất, chưa thể thấy le lói ra vào lúc này. Những sợ nắng đầu ngày tinh khiết như màu mật ong đục thủng những màn mây xám ban sớm để rót le lói ánh sáng xuống con hồ mênh mông. [caption id="attachment_38556" align="aligncenter" width="500"]

Hồ Lak tinh khôi đẹp mơ màng[/caption] Một chiếc thuyền độc mộc Mnông của người tần tảo xẻ sương và ánh vàng ngọt lịm ấy hiện ra. Đó không phải là cảnh dàn dựng kỳ công của đạo diễn bậc thầy nào đó cho bộ phim về miền hoang dã, mà là những gì bày ra thật mỗi sáng ban mai bên hồ Lak. Khi hoàng hôn về, hồ phơi ra cũng tương tự chỉ có sắc màu và giai điệu khác đi theo sự phối vẽ vạn vật thực chất của trời cao kia.
Hoàng đế cúng phải "quy phục" non biếc, thế thôi! Cứ có dịp ngang qua quôc lộ 27 là tôi ở lại xứ Lak ít lâu và chiêm vọng hồ Lak cho thỏa rồi mới đi tiếp. Đó là lúc tôi dang hai tay trước vũ trụ mà hít sâu thở phào một cứ hả hê, coi như tự thưởng cho mình một "cữ" tiệc thiên nhiên. Thân thuộc thế, nhưng mỗi lần đối diện với nó đều thấy nó lạ. Nó là tuyệt đại danh thắng mà người ta chưa nỡ lố bịch khi rào tất cả phúc lợi thiên nhiên của chúng sinh lại để bán vé như ở Đà Lạt nên thảo dân như tôi còn được ngắm nhìn đất nước một cách tự do. Mà hồ Lak không chỉ có thể... Nếu hồ nhân tạo thì chẳng có gì để nói, vì tôi không thích cái gì tạo ra bằng lý trí và áp đặt. Hồ Lak là hồ tự nhiên, sinh cảnh từ sự trằn trọc sinh nở và thổn thức miệt mài của tạo hóa mà thành. Chừng bảy mươi năm trước, hồ này còn lọt trong rừng nguyên sinh nhiệt đới, nghĩa là không gian thiên nhiên xung quanh vẹn lành. Những người Mnông, Ê Đê nằm trên lưu vực của nó tựa vào mẹ thiên nhiên để sinh sống thanh bình, an lạc. Ngài Bảo Đại thời lập Hoàng Triều Cương Thổ trên toàn cõi Tây Nguyên vào giữa thế kỷ trước phải chọn hồ Lak là đích đến, và là điểm "hạ trại" cho những cuộc đi săn xuyên đại ngàn dài ngày của mình. Cái ngọn núi đất nằm bên mép hồ nơi ông dựng trại, rồi sau đó cất luôn một dinh thự trên đây để nướng thú, vưi chơi, thưởng lãm hồ Lak và là chốn nghỉ dưỡng đến nay vẫn còn hiện hữu, chết với cái tên "Bảo Đại". [caption id="attachment_38557" align="aligncenter" width="500"]

Hồ Lak như một viên ngọc sáng lấp lánh[/caption] Đứng trên "trại săn" xưa của Ngài Hoàng đế cuối cùng của nền phong kiến Việt Nam, nhìn xuống thấy cả hồ Lak như một viên ngọc lấp lánh, nhận ra nơi đây xưa đúng là một cái rốn sinh thái, đa dạng sinh cảnh, quần tụ muôn loài. Ngày nay, Nguyễn Đức Hòa, cận thần của vua Bảo Đại còn sống, ông kể với tôi rằng chuẩn bị cho những chuyến đi săn dài ngày từ Đà Lạt sang hồ Lak bao giờ cũng quy mô và kỳ công khi vừa đảm bảo sinh mạng vua vừa thỏa mãn cảm giác tự do khám phá, chinh phục thiên nhiên của ngài. Ngài hay hỏi chừng quần thần (gọi là "bạn săn" cũng đúng thôi): Còn bao nữa tới Lak!? Mà không chỉ ở vị trí ngọn núi nằm trong lòng hồ này, tại bất cứ ngọn núi nào quanh xứ Lak cũng đều nhìn thấy hồ Lak. Nó rộng ngót ngàn hecta, mà thông ra dòng sông mang tính nữ Krông Ana ( khác dòng sông mang tính nan Krông Nô- cũng thuộc Tây Nguyên) tạo ra dải đồng bằng phì nhiêu gần đấy rồi hòa vào dòng sông Sêre Pôk hùng dũng chảy qua dòng sông lớn của lục địa, sông Mekong. Quanh hồ Lak là nơi trú lâu đời của người Mnông- sắc dân ngữ hệ Môn Khơme và hàng xóng của họ là người Ê đê bih. Trong tiếng Mnông Lak có nghĩa là nước, nên khi họ gọi cả vùng mênh mông này là "Nước" cho thấy đặc trưng thiên nhiên nổi trội của xứ này, đến độ đỉnh núi cao nhất trong xứ cũng đặt tên là "Yanglak" (thần Nước). Xứ của "nước" và thần nước ngồi trên cao đó để nhìn xuống vùng sơn nguyên, coi ngó, che chở. Khi chế nhà nước được thiết lập xuống vùng sơn nguyên cũng xã hội bán khai này, người ta đặt tên cho cái đơn vị hành chính có hồ Lak ngự trị này là xứ "Lak", "quận Lak", "huyện Lak". Giờ vẫn thế "huyện Lak". [caption id="attachment_38558" align="aligncenter" width="500"]

Những chiếc thuyền độc mộc xuôi trên hồ Lak[/caption] Vì là xứ nước nên đây là quê hương của những con xuồng độc mộc. Những rừng cây cổ thụ đã biến mất ở xứ Lak, nhưng nay những con thuyền độc mộc- đục nguyên một cây cổ thụ làm thành chiếc thuyền, vẫn còn được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày của các bon, buôn người bản địa sống ven hồ. Họ đi rẫy, ruộng bằng xuồng. Đi đánh bắt cá, hái sen, súng, rong, ốc, vui chơi, nghỉ ngơi hằng hằng bằng xuồng- cây gỗ đục rồng không chìm và di chuyển được trên mặt nước. Những người phụ nữ Mnông, Ê Đê từ buôn Triết, Trấp, Kuop, Tơ lơ... ngồi chỗ chót đuôi con con xuồng độc mộc thân thiện với thiên nhiên chống lướt như bay trên mặt nước giữa thời buổi máy móc cơ khí khiến cứ như "thế giới mẫu hệ" của họ muốn đẩy lùi sự nhốn nháo cà khó hiểu của văn minh công nghiệp
"Sức chịu" cuối của bản sắc núi rừng Nhưng không đó chỉ là sự đề kháng cuối cùng của văn hóa bản địa truyền thống. Bởi hơn trăm chiếc xuồng độc mộc ở cá bon làng ven hồ kia chỉ là những vật dựng rừng cuối cùng, vì hai chục năm nay không xuất hiện được chiếc mới nào, mà rừng cây chỉ còn là ký ức. cũng như những con voi kia, 18 con còn lại ấy, sẽ già cho đến biến mất toàn bộ, bởi không hề có con voi nào được sinh ra bởi rừng nguyên sinh đã mù xa, nghĩa là không gian sinh sản của loài voi đã cạn hết. [caption id="attachment_38559" align="aligncenter" width="500"]

Xứ Lak còn là một trong 3 xứ voi lớn nhất ở Daklak[/caption] Lak là một trong 3 xứ voi nổi tiếng của
du lịch Tây Nguyên cùng với bản Đôn và Nhơn Hòa. Cảm giác thật "núi rừng" khi ngồi trên những con voi lội ra hồ Lak cổ xưa. Nhưng mà khoảnh khắc này cũng là tạm bợ vay mượn chứ không thể sinh hoạt như vốn tồn tại trong từng nếp nhà dài ở buôn trí, buôn Lê, buôn Jun. Loài voi linh thiêng và thân thuộc đến thế, vơi người Mnông giờ nó như "khách" hàng ngày đi qua buôn. Nhưng hồ Lak vẫn đóm vẫn đẹp đến nao lòng cả ngày lẫn đêm. Nó đẹp một cách cô độc với lịch sử của nó.
Theo DNCT