Từ ngày 17/1/2014, khắp nơi trên cả nước đã tổ chức những phòng trưng bày, triển lãm những bằng chứng lịch sử, khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của dân tộc Việt Nam. Ngày 19/1, đúng 40 năm kể từ ngày Trung Quốc dùng hỏa lực cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Chính ngày này năm ấy, sự kiện bi hùng của lịch sử Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa đã diễn ra
1. Tại Hà Nội:
Những tấm bản đồ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Chiều 17/1, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã khai mạc triển lãm "
Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam- Những bằng chứng lịch sử".
Triển lãm trưng bày gần 40 bức ảnh được chọn lọc từ gần 400 ảnh tư liệu đang được bảo tàng lưu giữ theo 3 chủ đề chính: Những bằng chứng lịch sử về
Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; Cuộc sống của các chiến sĩ và nhân dân trên đảo
Trường Sa và Tình cảm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Hà Nội đối với
Trường Sa. Bên canh phần trưng bày ảnh, triển lãm còn giới thiệu hàng chục tấm bản đồ cổ của Việt Nam, Trung Quốc và các nước Phương Tây xuất bản và phát hành, trong đó cho thấy chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo cùng với nhiều tư liệu quý khẳng định thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam trên hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa.
2. Tại Đà Nẵng:
Triễn lãm bản đồ và những tư liệu Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam tại Đà Nẵng
Sáng ngày 19/1 tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tp Đà Nẵng, UBND huyện Hoàng Sa đã tổ chức khai mạc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam- Những bằng chứng lịch sử".
Hàng ngàn người dân, cán bộ, chiến sĩ, sinh viên, học sinh đã đến xem nhiều tư liệu mới lần đầu được sưu tầm, công bố... Hơn 150 bản đồ được chọn lọc trong đó có hơn 270 bản đồ sưu tầm được trưng bày lần bày là công sức của nhiều nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài nước.
Triển lãm gồm các nhóm tư liệu: Phiên bản của các văn bản Hán Nôm, Văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ở Đông Dương, thay mặt Nhà nước Việt Nam đương thời, ban hành từ thế kỷ
17 đến đầu thế kỷ 20.
Đặc biệt có 20 bản sao châu bản triều Nguyễn ( từ triều Gia Long đến triều Bảo Đại) ban hành liên quan trực tiếp đến vấn đề khai thác, quản lý, xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và
Trường Sa.
Phiên bản của các văn bản hành chính của chính quyền VNXH ban hành. Phiên bản của các văn bản ban hành của Nhà nước CHXHCN Việt Nam về chủ quyền của hai quần đảo và những vùng biển đảo khác thuộc lãnh thổ Việt Nam. Triển lãm cũng trưng bày một số tư liệu, ấn phẩm do các nước Phương Tây biên soạn và xuất bản từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 liên quan đến chủ quyền Việt Nam đối với
Hoàng Sa và
Trường Sa. Bộ sưu tập gồm 65 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Việt Nam và Phương Tây công bố từ thế kỷ 17 đến nay, 4 tập bản đồ Atlas và 30 bản đồ do các nhà nước Trung Quốc xuất bản và phát hành chính thức qua các thời kỳ lịch sử thể hiện Trung Quốc không hề liên quan đến hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa.
Về bản chất, cuộc chiến đấu bảo vệ
Hoàng Sa tháng 1/1974 là cuộc chiến của người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam chống lại sự xâm lược của ngoại bang. Do đó, sẽ đến lúc cần tính đến việc ghi công và vinh danh những sĩ quan, binh lính Việt Nam Cộng hòa (Sài Gòn) đã hi sinh trong cuộc chiến bảo vệ
Hoàng Sa tháng 1/1974.
Lịch sử mách bảo chúng ta là: Lòng yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm và tinh thần sẵn sàng xả thân để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng do cha ông để lại đã là động lực thúc đẩy sự kết nối, đồng thuận và đoàn kết mọi người Việt Nam có lối sống, quan điểm chính trị khác nhau thành một khối thống nhất vì sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Tư tưởng chính trị có thể khác nhau nhưng lòng yên nước và tự tôn dân tộc chỉ có một.
(Topten Travel) Tổng hợp
0 bình luận