Miễn Visa phải có thời hạn

13/09/2022

Kinh nghiệm xin Thị thực

Mục lục bài viết
Sáng 11/3/2014, UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, việc miễn thị thực (visa) phải có thời hạn cụ thể, vừa bảo đảm sự linh hoạt, đáp ứng yêu cầu đối ngoại, mở cửa và hội nhập; đồng thời bảo đảm chủ quyền quốc gia. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa cho biết, sau thời gian đơn phương miễn thị thực cho công dân 7 quốc gia (Hàn Quốc, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch và Nga), số lượng khách du lịch từ 7 quốc gia này tăng mạnh hằng năm. Tuy nhiên, theo ông Khoa, để bảo đảm quốc phòng, an ninh, việc miễn thị thực cần phải có thời hạn. “Quyết định đơn phương miễn thị thực chỉ nên có thời hạn không quá 5 năm và có thể được gia hạn. Đối với công dân của nước được miễn thị thực, có thể bị hủy bỏ việc miễn thị thực nếu không còn đủ điều kiện quy định trên”, ông Khoa nêu. Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý đề xuất, để linh động trong việc đơn phương miễn thị thực thì nên giao Chính phủ căn cứ các điều kiện đơn phương miễn thị thực có thời hạn cho từng quốc gia để quyết định có miễn thị thực hay không, chứ không nên giao Quốc hội hoặc UBTVQH quyết định. Cũng liên quan miễn thị thực, theo Dự thảo Luật Xuất nhập cảnh vừa được UBTVQH cho ý kiến, người nước ngoài vào khu kinh tế cửa khẩu, khu hành chính - kinh tế đặc biệt cũng được xét miễn thị thực có thời hạn. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng, Hiến pháp có đề cập đến khu hành chính – kinh tế đặc biệt, tới đây sẽ xây dựng và có chương trình pháp luật, cơ chế chính sách cho khu này vì chưa có mà đã quy định là quá sớm và không hợp lý.