Tới Hà Nội khám phá những ngôi chùa linh thiêng

13/09/2022

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết
Tết đến xuân sang là thời điểm gia đình đoàn tụ bên nhau, cùng chào đón một năm mới với những điều tốt đẹp nhất, vào dịp này người ta thường chọn đi chùa với mong muốn tìm được sự bình an, gạt bỏ đi những muộn phiền, lo âu của năm cũ và cầu mong những may mắn, hạnh phúc trong năm mới. trong bài viết này hãy cùng Top Ten Travel tìm hiểu những ngôi chùa nổi tiếng khi đi du lịch Hà Nội đầu năm nhé! Chùa Hà Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình – Chùa Hà. Trước kia chùa Hà thuộc làng Dịch Vọng (tên nôm là làng Vòng), nay thuộc phố Chùa Hà (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội). Tương truyền rằng chùa Hà được xây dựng gắn liền với vua Lý Thánh Tông. Tuy nhiên trong dân gian lại có hai truyền thuyết kể lại, một là trên đường đi cầu tự về, vua có ghé chùa, cho tiền trùng tu, vì vậy chùa có tên là Thánh Đức. Hai là chùa được lập nên để vua Lý Nhân Tông bày tỏ lòng nhớ ơn các vị đại thần đã cưu mang, phò trợ mình lên ngôi. Như vậy, truyền thuyết xây dựng chùa không có thuyết nào liên quan đến việc tình yêu đôi lứa. Ngôi chùa cầu tình duyên nổi tiếng Chùa Hà trải qua nhiều thăng trầm với thời gian, ngày nay rất đẹp và bề thế. Đối với các bạn trẻ thì chùa Hà là điểm đến lý tưởng bởi độ linh thiêng của nó. Không giống các ngôi chùa khác, việc cầu duyên ở chùa Hà hoàn toàn là tự phát, do “rỉ tai” mà nên. Người nọ mách người kia, người kia lại mách người kia nữa với những ví dụ, minh chứng rất hùng hồn về việc thiêng liêng, ứng nghiệm khi cầu khấn nơi đây.Không chỉ ngày rằm, mùng 1 âm lịch hay dịp đầu năm mới, mà dường như quanh năm, chùa Hà lúc nào cũng tấp nập các du khách thập phương, đặc biệt là các bạn trẻ tới thắp hương lễ Phật cầu Thánh để cầu lộc, xin duyên. Chính vì vậy mà người ta thường ví chùa Hà với câu: “đi thì lẻ bóng, về thì có đôi”. Nếu bạn muốn tình duyên mặn nồng, muôn đường suôn sẻ, hãy tới chùa Hà - ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng khi đi tour du lịch Hà Nội. Chùa Vạn Niên Trầm mặc giữa lòng Hà Nội, chùa Vạn Niên - xây dựng từ thời nhà Lý - được coi là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội. Giống như cái tên của nó, chùa Vạn Niên đã trải qua hàng ngàn năm tuổi với bao thăng trầm cùng kinh thành Thăng Long xưa - Thủ đô Hà Nội ngày nay. Tọa lạc trên đường Lạc Long Quân thuộc quận Tây Hồ, phía sau cổng chùa là cả một không gian mang đậm nét cổ kính, linh thiêng, thanh tịnh. Hầu hết các gian điện của chùa đều được xây dựng quay về phía Đông, hướng ánh sáng mặt trời mọc. Toàn bộ kiến trúc chùa Vạn Niên làm bằng gỗ, được trạm khắc hoa văn vô cùng tinh xảo mang đậm nét văn hóa phương Đông với cổng Tam quan, chùa chính (đền Mẫu thờ bà chúa Liễu Hạnh), nhà Tăng và nhà phụ. chùa Vạn Niên - xây dựng từ thời nhà Lý - được coi là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội Hiện nay, chùa còn giữ bộ di vật với 46 pho tượng Phật, tượng Mẫu, tượng Tổ, 2 quả chuông được đúc hoàn toàn bằng đồng dưới triều Nguyễn, 10 đạo sắc phong thần của thời Lê, Tây Sơn có giá trị lịch sử - văn hoá nghệ thuật cao. Đặc biệt, một trong những công trình kiến trúc đặc sắc và gây ấn tượng nhất với nhiều du khách khi đến tham quan chùa Vạn Niên là pho tượng Phật Thích ca nặng 600 cân, được tạc hoàn toàn từ một phiến đá quý nặng gần 1 tấn. Với vẻ đẹp thanh tịnh giữa không gian thiên nhiên trong lành, thoáng mát của hồ Tây, chùa Vạn Niên thu hút rất nhiều du khách tới chiêm bái, lễ Phật và tìm hiểu những thăng trầm ngàn năm ở nơi đây. Nếu có cơ hội đi du lịch Hà Nội mùa xuân, du khách nên thử một lần đặt chân tới nơi Vạn Niên cổ tự, cảm nhận mùi thơm từ gỗ và hương trong không khí tĩnh lặng, an yên của ngôi chùa để tìm sự an tịnh cho riêng mình. Đền Quán Thánh Đền Quán Thánh là một trong bốn 'Thăng Long Tứ Trấn' của Thăng Long xưa. Hiện nay, đền Quán Thánh là một trong những điểm du lịch tâm linh ấn tượng đối với du khách tới du lịch khám phá Hà Nội. Đền Quán Thánh đứng ở một địa thế rất đẹp, nằm ở ngã tư đường Thanh Niên với đường Quán Thánh, đối diện Hồ Tây quanh năm luôn mát mẻ. Không gian đền cổ kính với cổng Tam quan, sân đền, ba lớp nhà tiền tế, trung tế, hậu cung theo phong cách kiến trúc của Trung Quốc. Đền Quán Thánh là một trong bốn 'Thăng Long Tứ Trấn' của Thăng Long xưa Tới nơi đây, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những di sản có giá trị nghệ thuật và tính thẩm mỹ cao, điển hình như chiếc khánh bằng đồng đúc vào năm Cảnh Thịnh thứ 2, nghệ thuật điêu khắc trên gỗ với các chủ đề như dơi, cá, tre, hoa cúc, hoa mai, bầu rượu, thanh gươm, cảnh của cuộc sống trần gian và thiên đàng, hơn 60 bài thơ câu đối viết bằng chữ Hán. Đặc biệt, phía trong ngôi đền là bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen với chiều cao gần 4m, nặng khoảng 4 tấn được đặt trên chân đế tạc bằng đá cẩm thạch cao 1,2 m. Tượng do một nghệ nhân ở làng Ngũ Xá đúc trong vòng 7 tháng (năm 1677) với những đường nét tỉ mỉ, thể hiện kỹ nghệ đúc đồng và tạc tượng khéo léo của người Việt Nam thời bấy giờ. Điển hình như chiếc khánh bằng đồng đúc Tương truyền rằng nếu dùng tay phải xoa vào chân trái của tượng Huyền Thiên Trấn Vũ thì người xoa sẽ nhận được nhiều may mắn và suôn sẻ. Chính vì vậy, vào mỗi dịp đầu năm, du khách thập phương nô nức tới đến Quán Thánh với mong muốn được chạm vào chân trái của tượng đồng để cầu mong một năm mới nhiều may mắn và bình an cho gia đình. Chùa Phúc Khánh Nhắc đến ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội, không thể bỏ qua chùa Phúc Khánh - ngôi chùa gây ấn tượng với hình ảnh “biển người” tới làm lễ cầu an, dâng sao, giải hạn mỗi dịp đầu năm mới. Chùa Phúc Khánh còn có tên là chùa Sở hay chùa Thịnh Quang. Chùa tọa lạc tại phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội. Được xây dựng vào thời Hậu Lê, đến năm 1988, chùa được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Chùa Phúc Khánh được xây dựng theo kiến trúc nhà Phật kiểu truyền thống Chùa Phúc Khánh được xây dựng theo kiến trúc nhà Phật kiểu truyền thống, mang đậm nét Á Đông: Tam quan mở ba cửa vòm, ở giữa là cửa lớn, hai bên là hai cửa nhỏ hơn. Phía sau Tam quan là sân chùa cùng Phật điện gồm Tiền đường và Hậu cung. Là ngôi chùa cổ, được xây dựng từ nhiều thế kỷ trước nên di vật trong chùa khá phong phú với 20 pho tượng được tạc vào thế kỷ XVIII với phong cách nghệ thuật Tây Sơn, 21 tấm bia đá với bia Chính Hòa 19 có niên đại sớm nhất (năm 1698), 3 quả chuông đồng trong đó có một chuông cổ nhất thời Cảnh Thịnh 4 (năm 1796), 14 bộ cửa võng và một số đồ thờ cổ khác như bát hương đồng, lư hương đá, nhang án... Hàng ngàn ngừời đổ xô tới cúng sao giải hạn Ngoài lịch sử lâu đời cùng nhiều công trình kiến trúc cổ kính, chùa Phúc Khánh còn nổi tiếng linh thiêng đối với người dân Hà Nội. Chính vì vậy, mặc dù diện tích chùa không lớn, lại nằm trong khu dân cư chật chội, nhưng mỗi dịp năm mới hay ngày rằm, mùng 1, chùa thu hút hàng ngàn người đến dâng hương, lễ bái. Nếu có dịp tới Hà Nội dịp đầu năm, hãy một lần ghé qua chùa Phúc Khánh để cầu mong may mắn, sức khỏe bình an cho gia đình và người thân.

--> XEM THÊM TOUR DU LỊCH HÀ NỘI TẠI ĐÂY

Tiên Tiên