Tiếng còi xe- Âm thanh quen thuộc của trên các tuyến đường phố Việt Nam. Nhưng bạn sẽ rất ngạc nhiên khi du lịch Thái Lan, đi trên đường phố mà hầu như vắng bóng tiếng còi xe. Không tiếng còi đinh tai, nhức óc, dòng xe cộ vẫn nối đuôi nhau trong trật tự.
Cũng giống như ở Việt Nam phương tiện di chuyển chủ yếu là xe máy và ô tô. Vào những khung giờ cao điểm, các tuyến đường chính tại Bangkok kẹt cứng, những làn đường được phủ kín bởi những taxi bảy sắc cầu vòng, ô tô và xe máy. Bangkok nổi tiếng là thành phố kẹt xe, có khi kẹt kéo dài từ 2-4 tiếng. Mặc dù đông đúc nhưng các phương tiện giao thông rất trật tự xếp đuôi nhau và chờ đợi. Ai cũng ý thức đi đúng phần đường của mình, đặc biệt là ngoài tiếng động cơ xe không hề có bất kì âm thanh tiếng còi xe. Những chiếc xe cứ thế nuối đuôi nhau từng chút một, không ai vội vàng hấp tấp. Câu hỏi đặt ra là: ‘’ Tại sao ở Thái Lan không có nhiều tiếng còi xe”.
Đường phố Bangkok.
Thứ nhất là do phần đông dân số Thái Lan theo đạo Phật, ngay từ nhỏ họ được giáo dục về thói quen lịch sự và thái độ tôn trọng người khác. Bất cứ lái xe nào thấy người đi bộ đều chủ động giảm tốc độ để nhường đường sẽ chắp tay ngỏ ý “lỡ” cắt ngang đường của các phương tiện khác.
Thứ hai, các phương tiện giao thông công cộng ở Thái Lan được sử dụng triệt để. Cầu vượt, hầm đi bộ lúc nào cũng đầy ắp người. Nếu ở nơi phải băng qua đường trực tiếp, người đi bộ sẽ nhấn đèn tín hiệu dành riêng xin qua đường. Va chạm giao thông mà đứng lại giằng co không phải là ý hay cho người Thái. Bởi lẽ, luật giao thông quy định, mỗi lần phạm lỗi, ngoài khoản tiền phạt phải nộp, người lái xe còn bị trừ điểm trong quỹ điểm bằng lái. Một khi bị trừ điểm là đồng nghĩa với treo bằng và bị cấm sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định, nặng hơn nữa phải thi lại để lấy bằng lái xe.
Ở Thái Lan, các phương tiện thường chạy với tốc độ cao, kể cả đó là ô tô, xe máy hay xe túc túc nên người đi bộ sang đường sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ tai nạn cao. Nhưng ngược lại, tại những nơi được phép sang đường, có vạch trắng và đèn báo đầy đủ, chỉ cần người đi bộ bước xuống đường là tự các phương tiện sẽ giảm tốc độ và dừng hẳn để cho người đi bộ qua hết đường mới tiếp tục hành trình.
Luật pháp Thái Lan rất nghiêm, không có chuyện “xe lớn phải đền xe nhỏ”. Nếu người đi bộ sai luật mà bị tai nạn thì có khi còn phải đền ngược lại. Thế nên đi bộ ở Thái Lan tốt nhất là chấp hành luật, chỉ sang đường ở những nơi cho phép, hoặc chịu khó đi xa một chút để tìm cầu vượt.
Cảnh sát Thái Lan luôn túc trực các điểm tham quan du lịch.
Tại những điểm thường đón khách đi
tour du lịch Thái Lan như Cung điện Hoàng gia luôn được bố trí nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn người đi bộ qua đường an toàn. Chỉ cần có một người ra hiệu muốn sang đường, lập tức các nhân viên sẽ xếp hàng báo hiệu cho các phương tiện giao thông dừng lại để người qua đường an toàn. Và các phương tiện luôn chấp hành rất nghiêm túc hiệu lệnh.
Một vài ý kiến của các du khách Việt khi được trải nghiệm giao thông ở Thái Lan
Ánh Đoan ( TP. HCM):
“Tôi cũng từng đi Thái Lan và thật ngưỡng mộ về ý thức giao thông của họ. Họ đi đúng làn, không tiếng còi xe mặc dù bên họ cũng xe máy, cũng kẹt xe. Khi bạn qua đường thì dòng xe sẵn sàng dừng lại chờ bạn qua xong thì họ mới chạy tiếp.”
Hoàng Phúc ( Huế): "Tôi từng sống tại Onnut,Sutkhumvit,Prakhanong_Bangkok_Thailand gần 4 năm. Ngày nào cũng ra đường và rất ít khi nghe tiếng còi xe.Tất cả điều đó là ý thức của mỗi người. Hiện tại bây giờ mỗi khi ra đường tôi cũng không bao giờ nhấn còi xe một cách bừa bộn".
Chính giao thông ở đây đã đóng góp quan trọng trong việc thay đổi đời sống sinh hoạt của người dân Thái Lan. Nhiều gia đình ở Bangkok không có nhà bếp, họ ăn uống ở ngoài và về nhà để nghỉ ngơi. Cuối tuần, cả gia đình rủ nhau đi ra các tỉnh, thành phố để vui chơi. Đồng thời, ý thức chấp hành giao thông của người Thái cực kỳ tốt như không giành đường, không bóp còi và tuân thủ đầy đủ luật giao thông…
Sưu tầm