Thành phố Bà Rịa hôm nay

13/09/2022

Top Ten News

Mục lục bài viết
Thành phố Bà Rịa là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, có vai trò kết nối các đô thị trong hệ thống đô thị hành lang QL 51 của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như là thành phố Biên Hòa- Nhơn Trạch, đô thị mới Phú Mỹ với thành phố Vũng Tàu. Đồng thời do Bà Rịa có vị thế là tâm điểm của 3 tuyến quốc lộ quan trọng là QL 51, QL 56, QL55 nên thành phố còn là trung tâm kết nối vùng trung du Đông Nam Bộ, có thể tiếp cận đến hệ thống cảng biển đang phát triển của thành phố Vũng Tàu và Phú Mỹ.    1. Trung tâm của tỉnh:    Thành phố Bà Rịa Thành phố Bà Rịa   Thành phố Bà Rịa là trung tâm hành chính-chính trị- kinh tế-văn hóa- xã hội của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Thành phố Bà Rịa có vai trò quan trọng trong việc kết nối về không gian kinh tế giữa các trung tâm công nghiệp của tỉnh và thực hiện các vai trò cung ứng vật tư đồng thời tiêu thụ nông sản cho sản xuất nông nghiệp, cung ứng hàng hóa tiêu dùng cho các huyện lân cận.   Hiện thành phố Bà Rịa đang có quỹ đất xây dựng phong phú và có diện tích lớn: có núi, đồng bằng, rừng ngặp mặn, có nhiều diện tích tạo được cảnh quan đẹp và hấp dân các nhà đầu tư như khu vực phía Nam thành phố. Đây cũng là trung tâm của chùm đô thị Tân Thành, Long Điền, thành phố Vũng Tàu nên có nhiều điều kiện mở các trường dạy nghề trung tâm, các cơ sở nghiên cứu khoa  học và phát triển thương mại dịch vụ.   Thành phố Bà Rịa có hệ thống hạ tầng kỹ thuật phát triển so với các đô thị trong vùng, tập trung nhiều loại hình giao thông và tuyến quốc lộ Đường sắt.  ( sau 2015 sẽ có tuyến quốc lộ đường sắt nối từ Biên Hòa đến Vũng Tàu qua khu vực phía Tây Nam thành phố bà Rịa, đóng góp thêm cho ngành giao thông vận tải và giảm tải cho tuyến quốc lộ 51 hiện nay. Nhiều cơ sở kỹ thuật hạ tầng như khí ga, nhà máy nhiệt điện, đường cao thế...   Những năm gần đây, kinh tế Bà Rịa có bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ( chiếm 50%), thương mại dịch vụ chiếm 47% và nông nghiệp chiếm 3%. % năm qua Bà Rịa luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 19%/năm.  Hiện nay GPD bình quân đầu người của Bà Rịa đạt gấp 3 lần GDP bình quân của cả nước: trên 4000 USD/người. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Song song đó, xã Hòa Long, thành phố Bà Rịa- Vũng Tàu đã xây dựng thành công xã nông thôn mới, tạo tiền đề để đến 2020, 100% xã còn lại đều đạt danh hiệu xã nông thôn mới.   Cũng trong 5 năm trở lại đây, Bà Rịa đã huy động trên 4.000 tỷ đồng từ vốn ngân sách và sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp để hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị. Hơn 250km giao thông đường bộ và đô thị láng nhựa, giao thông hóa. Trên 550 ngàn phòng học với 22 trường được xây mới. 100% y tế đều đạt chuẩn quốc gia. Các Trung tâm văn hóa cộng đồng, sân vận động, nhà thi đấu đa năng... được đầu tư đồng bộ, tạo môi trường sinh hoạt lành lạnh cho nhân dân. Quốc phòng an ninh được tăng cường về mọi mặt. Hệ thống chính trị ở địa phương ngày càng được củng cố vững mạnh.   2. Phát huy các giá trị di tích:   Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nói chung mà các thành phố Bà Rịa nói riêng là địa bàn có nhiều di tích lịch sử  lâu đời trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trên địa bàn thành phố Bà Rịa hiện có tổng cộng là 4 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 3 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 1 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.   Tại khu vực nội thành của thành phố có 2 công trình được công nhận là công trình văn hóa cấp quốc gia ( công trình Nhà Tròn tại phường Phước Hiệp. Căn cứ chùa Diệu Linh, hang dơi thuộc khu Cách mạng núi Dinh tại phường Kim Dinh) và một công trình được công nhận là công trình văn hóa cấp tỉnh ( đình thần Long Hương). Ngoài ra tại các khu vực ngoại thành còn có một công trình được công nhận là công trình văn hóa cấp quốc gia, đó là Địa đạo Long Phước thuộc xã Long Phước.   Các công trình lịch sử văn hóa hiện có trên địa bàn thành phố Bà Rịa, gắn với di tích lịch sử, mang những nét văn hóa đặc sắc, góp phần thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn thành phố như: tham quan, tìm hiểu lịch sử cách mạng của dân tộc hoặc khu vực tâm linh... Đồng thời đây cũng chính là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn đối với nhân dân thành phố Bà Rịa nói riêng và nhân dân tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu nói chung trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố theo hướng hiện đại, bền vững nhưng vẫn giữ đươc bản sắc văn hóa dân tộc.   Hằng năm các công trình nêu trên luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các ban ngành của các tỉnh, thành phố cũng như sự đống góp tích cực của nhân dân thập phương và nhân dân trên địa bàn thành phố nhằm mục tiêu tu bổ và và trùng tu tôn tạo để lưu giữ nét văn hóa đặc sắc đến các thế hệ mai sau. Do vậy đến nay các công trình này đều ở trong tình trạng hoạt động tốt, bảo đảm tính bền vững,ổn định về kết cấu cũng như đảm bảo mỹ quan của công trình.   Tỷ lệ các di sản văn hóa lịch sử và kiến trúc tiêu biểu được trung tu, tôn tạo đánh giá 100% . Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho thành phố  Bà Rịa phát triển ngành du lịch trong thời gian tới. Và du lịch Vũng Tàu sẽ ngày càng phát triển.