Tại sao tôi thích Đài Loan?

13/09/2022

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết
Trong danh sách những thành phố và quốc gia đã từng đi qua, tôi thích nhất là San Francisco của Mỹ, Amsterdam của Hà Lan, Kyoto của Nhật, và Taipei của Đài Loan. Tình yêu với Mỹ và Nhật thì khó đong đếm rồi, nhưng với Taipei nói riêng hay Đài Loan nói chung, thì cảm giác của tôi vẫn là luôn muốn đến, và có thể đến bất kỳ lúc nào. Tôi vào Đài Loan không cần phải xin visa, mà chỉ đơn giản là điền vào 1 form trên mạng, trong vòng 1-2 phút tôi có ngay e-visa vào Đài Loan, tiết kiệm thời gian và chi phí. Như vậy có nghĩa là, bất cứ khi nào tôi sắp xếp được thời gian và tìm được vé rẻ là có thể đi ngay. Bay đến Đài Loan chỉ mất hơn 3h bay, như Singapore/Kuala Lumpur thì cũng đã mất 2h, nhưng tôi vẫn thích Đài hơn, 1 phần vì sự khác biệt hẳn về thời tiết so với 2 thành phố kia. Đài vẫn nằm trong vùng ôn đới, nghĩa là có 4 mùa rõ rệt, có mùa đông lạnh (dù chưa hẳn có tuyết), còn Singapore hay KL thì giống Saigon, 1 năm chỉ có 2 mùa – nóng và vô cùng nóng. Đi chơi mà cứ tìm kiếm chỗ nào có máy lạnh để chui vào, chẳng còn chút hứng thú nào Phương tiện công cộng của Taipei có thể nói xếp vào hàng những quốc gia tốt nhất thế giới về phương tiện công cộng. MRT, bus, high-speed railways (HSR), train thông thường – tất cả đều có, thậm chí MRT ở Taipei từng được đánh giá là hiện đại, sạch sẽ và an toàn bậc nhất. Trong tay chỉ cần có Easycard là tha hồ lên xuống các phương tiện công cộng. Nhà ga Main station nằm ngay trung tâm, chỉ cần đến đây là có thể leo lên tàu xe đi khắp vùng đất nước. Chỉ riêng từ trung tâm ra sân bay thôi đã có MRT, bus, cả HSR để lựa chọn. + Mùa xuân vẫn có hoa anh đào, mùa thu vẫn có lá đỏ lá vàng, mùa đông lên núi vẫn có cơ hội thấy tuyết, chẳng phải quá tuyệt hay sao. + Đài Loan có khá nhiều suối khoáng nóng thiên nhiên để có thể onsen. Người dân Taipei hiện tại nói tiếng Anh khá nhiều và tốt, họ ý thức về việc thay đổi và “thoát Trung” khá cao, chưa kể họ rất ghét TQ, nên từ cái ý thức đó xây dựng nên 1 văn hóa mới làm nên 1 xã hội hiện đại. Ví dụ như họ đổi tên đồng tiền từ Taiwanese Yuan (Đài Tệ) thành New Taiwanese Dollar, ở những nơi công cộng họ dùng tiếng Anh nhiều, họ học hỏi khá nhiều văn hóa Nhật, ở nơi công cộng họ không nói nhiều và to, xếp hàng rất có ý thức. An ninh, an ninh, và an ninh. Luôn cảm thấy an toàn khi ở Taipei, kể cả ban đêm. Hôm trước có cô beauty blogger đi Taipei về và phán là chả đẹp bằng những nơi cô đã đi và sống như Mỹ, Âu, Nhật, New Zealand, hehe nghe vậy thôi là thấy cổ vớ vẩn oy. Taipei nói riêng và Đài Loan nói chung có thể được coi là 1 điểm đến mới dành cho những bạn trẻ thoát ra khỏi vòng an toàn Đông Nam Á, đặt chân tới 1 nơi xa hơn, cần nhiều kiến thức hơn và trải nghiệm nhiều hơn, ví dụ như làm thế nào để tìm cho ra được chiếc xe bus ở ngay Taichung leo lên đúng xe để đi Sun Moon Lake mà không biết lấy 1 chữ tiếng Hoa, hay làm thế nào để xác định đúng tàu xe, đúng hướng đi giữa mênh mông bạt ngàn lối đi trong Taipei Main Station, hay làm sao để mua được 1 chiếc vé HSR đúng hành trình mà giá rẻ, hay đơn giản là canh đúng mùa hoa anh đào nở mà đi thưởng ngoạn… Đừng so sánh Taipei hay Đài Loan với thành phố nào hay nước nào khác, bởi bản thân thành phố và đất nước ngày đã là nơi rất đáng đến, đáng trải nghiệm. Lên Taipei 101 Observatory để ngắm toàn cảnh thành phố từ độ cao gần 400m, 1 tầng trong nhà và 1 tầng ngoài trời gió lộng. Đừng mặc váy xòe khi đi cái này. + Uống Starbucks ở Taipei 101, quán Starbucks cao nhất thế giới + Ăn Ding Tai Fung lừng danh + Leo lên Elephant Mountain ngắm Taipei 101 và thành phố, nhớ đi lúc sunset Từ Taipei đi JiuFen ngắm ngôi làng kiểu Nhật từ trên cao, nhìn ra xa là đại dương mênh mông. Nên ở lại 1 đêm để thưởng cảnh đẹp khi đèn lồng đỏ rực sáng dọc lối đi bậc thang cũ kỹ, và thưởng trà đêm, ăn chè khoai. Viết lời cầu nguyện lên đèn lồng và thả lên trời cao ở ShiFen, Pingxi old street. Thứ 6 tuần thứ 2 sau Tết Âm Lịch (như năm 2018 thì đó là ngày 16/1 Âm Lịch, tức 2/3 Dương Lịch) tham gia lễ hội đèn trời tại Pingxi Old street (Pingxi Sky Lantern Festival). Lễ hội này tương tự ở Chiangmai, nhưng ý nghĩa hơn với người Đài vì dù sao người Đài cũng vẫn là gốc Hoa, ăn Tết AL (dù sau này họ quyết thay đổi bằng cách celebrate Năm mới Dương Lịch hoành tráng hơn). Tắm khoáng nóng ở Beitou hoặc Wulai, có 2 dạng: private hot springs thì là đúng nghĩa tắm onsen, nó là private nên bạn sẽ có phòng riêng, 1 hồ suối khoáng nóng riêng, onsen xong thì lên thưởng trà chiều sang chảnh nữa, còn public hot springs thì phải mặc đồ tắm (nhưng không được mặc biniki 2 mảnh sexy vì đây không phải hồ bơi), trước khi vào hồ phải múc nước ở chậu bên cạnh tẩy cơ thể và chân rồi mới được vào. Đi mùa đông trời lành lạnh ngâm mình vào nước nóng – cảm giác nước lan tới đâu thì cơ thể giãn ra tới đó, ta nói ….

Theo lucienguyen/blogpost