Dinh thự công tử Bạc Liêu gắn liền với nhân vật mang nhiều giai thoại ăn chơi nức tiếng mà nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Đó là công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (1900-1973), ông là con thứ 3 của ông Hội đồng Trần Trinh Trạch.
1. Dinh thự lộng lẫy:
Dinh thự của Công tử Bạc Liêu
Dinh thự công tử Bạc Liêu được xây dựng vào năm 1919 ( thời gian xây dựng mất khoảng 2 năm). Ngôi nhà được thiết kế bởi một kỷ sư người Pháp nổi tiếng lúc bấy giờ, toàn bộ vật liệu được xây dựng ngôi nhà như sắt, xi măng, gạch, ngói... đều được kỹ sư người Pháp chọn và mua từ Pháp. Người dân Bạc Liêu gọi đây là " Nhà Lớn".
Trần Trinh Trạch ( cha của công tử Bạc Liêu) là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000b ha đất trong lúa, là điền chủ giàu có nhất, nhiều đất đai, nhà cửa nhất Việt Nam ( rải khắp Trung Kỳ, Nam Kỳ). Tất nhiên nhà của ông không thể nhỏ hơn bất kỳ địa chủ nào trước ông, đương thời và cả sau ông. Không chỉ đẹp về kiến trúc, nội thất mà nhà Hội đồng Trạch cũng quy tụ vô số đồ gỗ, sứ, đồng... vô giá, đến ngay cả vua chúa cũng phải ghen tỵ. Có hai món đồ quý hiện được giữ nguyên vẹn ở Chùa Chén ( Sóc Trăng) là giường ngủ chạm khắc tuyệt mỹ ( chưa thấy cái thứ hai tương tự) và bộ bàn ghế cũng chạm trổ công phu. Đây là hai bón quà do cậu Ba Huy hào phóng tặng cho nhà Chùa.
2. Trưng bày 42 hiện vật của công tử Bạc Liêu:
Nội thất bên trong dinh thự của công tử Bạc Liêu
Ngày mùng 3 tháng 2 ( tức mùng 4 tết), Công ty TNHH thương mại dịch vụ du lịch Cẩm Quyên chính thức mở cửa phục vụ khách tham quan Dinh thự Công tử Bạc Liêu ( trên đường Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu). Nơi đây trưng bày 42 hiện vật được xác định là của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
Ông Phạm Văn Tắc, Giám đốc Bảo tàng Bạc Liêu cho rằng, việc đưa vào khai thác nhà công tử Bạc Liêu tạo cơ hội cho du lịch Bạc Liêu phát triển, đồng thời giới thiệu đến công chúng một số cổ vật liên quan đến đời sống xa hoa của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
Tuy chưa sưu tầm hết những hiện vật của công tử Bạc Liêu nhưng hiện vật quý hiệm được cất công sưu tầm và trưng bày tai dinh thự công tử Bạc Liêu đã làm cho du khách thích thú và phần nào hiểu được sự giàu có, xa hoa một thời của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
3. Vài nét về công tử Bạc Liêu:
Chân dung Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy
Trước khi Trần Trinh Huy tham gia vào chốn ăn chơi của Sài Gòn hoa lệ thì thành ngữ " công tử Bạc Liêu" đã có. Đó là khi đại điền chủ, háo phú quyền quý khắp Nam Bộ cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp. Trong số đó những con cái nhà giàu lên Sài Gòn học không ai đủ sức xài tiền kiểu " bẻ ngang không cần đếm" như các công tử Bạc Liêu. Thành ngữ " công tử Bạc Liêu có từ ấy". Nhưng khi Ba Huy nhập vào thế giới xa hoa thì chẳng có công tử nào sánh kịp về khả năng tài chính, sự ăn chơi bốc trời. Từ khi đó, " công tử Bạc Liêu" trở thành danh xưng riêng của Ba Huy, không một ai ngang cơ nổi để tranh chấp.
Người đương thời còn gọi Ba Huy là Hắc Công Tử ( phân biệt với Bạch Công Tử- con trai Đốc Phủ Sáng cũng là tay chơi lừng lẫy miệt Tiền Giang, chủ gánh hát Phước Chương nổi tiếng mà cô đào chánh đệ nhất tài sắc đương thời chính là cô Bảy Phùng Há ( Nghệ sỹ Nhân dân Phùng Há), từng ủng hộ Việt Minh một lúc 13.000 giạ lúa, đã hứa với người lãnh đạo cao nhất tỉnh Bạc Liêu là giảm tô, giảm thuế, không hợp tác với Pháp, gởi vải vóc, thuốc men cho kháng chiến.
Ba Huy là người tổ chức hội thi " Hoa hậu miệt đồng" đầu tiên ở đồng bằng Sông Cửu Long.
Công tử Bạc Liêu mất năm 1973 ở Sài Gòn và được đưa về an táng trong phần mộ gia đình tại ấp Cái Dầy, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu.
Du lịch Miền Tây
Kiều Ngân tổng hợp