Sự thật thú vị về gấu trúc bạn có thể chưa biết

28/04/2025

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết

Gấu trúc - Loài động vật với vẻ ngoài đen trắng đặc trưng và gương mặt "ngơ ngác đáng yêu"  từ lâu đã chiếm trọn cảm tình của hàng triệu người trên khắp thế giới. Không chỉ là biểu tượng động vật của Trung Quốc, gấu trúc còn là niềm tự hào của quốc gia này và là điểm nhấn hấp dẫn trong hành trình tour du lịch Trung Quốc. Thế nhưng, phía sau vẻ ngoài hiền lành và lối sống "ăn rồi ngủ", gấu trúc còn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị mà có thể bạn chưa từng biết tới.

Trong bài viết sau đây, hãy cùng Top Ten Travel tìm hiểu thêm những thông tin thú vị xoay quanh loài gấu trúc đáng yêu này nhé!

Những hình ảnh vô cùng đáng yêu thường ngày của gấu trúc
Những hình ảnh vô cùng đáng yêu thường ngày của gấu trúc

Giới thiệu chung về gấu trúc

Gấu trúc lớn (tên khoa học: Ailuropoda melanoleuca) là loài động vật quý hiếm chỉ có ở Trung Quốc, sống chủ yếu tại các vùng núi cao ở Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Cam Túc. Loài vật này nổi bật với bộ lông đen trắng độc đáo, dáng đi chậm chạp và thói quen ăn tre gần như suốt cả ngày. Gấu trúc hiện được bảo tồn nghiêm ngặt và trở thành một trong những “điểm hẹn” được du khách đặc biệt yêu thích khi tham gia các tour Trung Quốc.

Một con gấu trúc trưởng thành có thể nặng từ 70–125 kg, chiều cao trung bình khi đứng bằng hai chân sau khoảng 1,2 – 1,8 mét. Con đực thường lớn hơn con cái. Trong môi trường tự nhiên, gấu trúc có tuổi thọ trung bình khoảng 20 năm, nhưng khi được nuôi dưỡng và chăm sóc trong các trung tâm bảo tồn, chúng có thể sống đến 30–35 năm.

Gấu Trúc sống chủ yếu tại các vùng núi cao ở Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Cam Túc
Gấu Trúc sống chủ yếu tại các vùng núi cao ở Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Cam Túc

Dù là thành viên trong họ Gấu (Ursidae), nhưng gấu trúc lại có chế độ ăn chủ yếu là thực vật, đặc biệt là tre, chiếm đến 99% khẩu phần ăn hàng ngày. Trung bình mỗi ngày, một con gấu trúc có thể ăn từ 12 đến 38kg tre để duy trì năng lượng do hệ tiêu hóa của chúng không hấp thụ dinh dưỡng thực vật hiệu quả như các loài ăn chay khác.

Khác với nhiều loài gấu có tập tính ngủ đông, gấu trúc không ngủ đông và có thể hoạt động quanh năm. Chúng sống đơn độc, rất hiếm khi tụ tập theo bầy đàn, trừ mùa giao phối hoặc khi mẹ nuôi con nhỏ.

Không giống với các loài gấu khác, gấu trúc ở Trung Quốc có những đặc điểm sinh học, hành vi và vai trò văn hóa chính trị rất đặc biệt, khiến nó trở thành một trong những biểu tượng du lịch Trung Quốc không thể thay thế tính đến thời điểm hiện tại.

Hệ điều hành "Dễ thương"của Gấu Trúc làm xiêu lòng tất cả khách du lịch Trung Quốc
Hệ điều hành "Dễ thương"của Gấu Trúc làm xiêu lòng tất cả khách du lịch Trung Quốc

Những sự thật thú vị về gấu trúc

Không chỉ gây ấn tượng với vẻ ngoài tròn trịa, lười biếng đáng yêu, gấu trúc còn khiến giới khoa học và du khách bất ngờ với những đặc điểm sinh học và hành vi vô cùng độc đáo. Rất nhiều người từng có cơ hội chiêm ngưỡng gấu trúc tại Trung Quốc đã phải trầm trồ vì những điều tưởng chừng “khó tin nhưng có thật” ở loài vật này.

Ăn chay nhưng mang cơ thể của loài ăn thịt

Du khách khi đi tour Trung Quốc có thể thấy rằng, dù chế độ ăn của gấu trúc gần như hoàn toàn là tre, nhưng cấu trúc răng, hệ tiêu hóa và DNA lại gần giống với loài ăn thịt. Điều này khiến gấu trúc phải ăn tới 12 tiếng mỗi ngày, tiêu thụ hàng chục ký tre để duy trì năng lượng sống, đối với các nhà khoa học, thì đây là một sự thích nghi thú vị trong tiến trình tiến hóa.

Chế độ ăn của gấu trúc gần như hoàn toàn là tre hoặc các loại rau củ quả
Chế độ ăn của gấu trúc gần như hoàn toàn là tre hoặc các loại rau củ quả

Sở hữu "ngón tay cái giả" để cầm tre

Gấu trúc có một cấu trúc xương cổ tay phát triển bất thường, hoạt động như một ngón tay cái giúp chúng cầm tre dễ dàng hơn. Đây là một ví dụ điển hình về sự tiến hóa để thích nghi với môi trường sống và chế độ ăn độc nhất vô nhị.

Gấu trúc con khi sinh ra với kích thước rất nhỏ

Ít ai biết rằng, gấu trúc con lúc mới sinh chỉ nặng khoảng 100g, nhỏ hơn 1/900 lần trọng lượng của mẹ. Đây là một trong những tỷ lệ chênh lệch lớn nhất trong thế giới động vật có vú. Gấu con sinh ra chưa mở mắt, hồng hào và không có lông, phải mất hàng tuần mới bắt đầu phát triển như bình thường.

Kích thước siêu nhỏ của những chú gấu trúc con khi mới được sinh ra đời
Kích thước siêu nhỏ của những chú gấu trúc con khi mới được sinh ra đời

Không ngủ đông như các loài gấu khác

Khác với nhiều họ hàng nhà gấu, gấu trúc không ngủ đông. Chúng di chuyển theo mùa lên cao hoặc xuống thấp để tìm nguồn thức ăn. Vì vùng sống của gấu trúc ở Trung Quốc có khí hậu ôn hòa, nguồn thức ăn dồi dào nên chúng không cần tích trữ năng lượng như các loài khác. Vì thế nên dù Bạn đi du lịch Trung Quốc vào thời điểm nào cũng có thể dễ dàng ngắm nhìn những chú gấu trúc luôn tràn đầy năng lượng.

Từng suýt tuyệt chủng nhưng đã "hồi sinh" nhờ nỗ lực bảo tồn

Vào những năm 1980, số lượng gấu trúc hoang dã từng tụt xuống mức báo động đỏ. Nhờ các chiến lược bảo tồn hiệu quả từ chính phủ Trung Quốc và tổ chức quốc tế, số lượng gấu trúc hiện đã phục hồi đáng kể, đạt trên 1.800 cá thể trong tự nhiên.

Vì môi trường tự nhiên khá khắc nghiệt, nên Gấu Trúc đã từng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
Vì môi trường tự nhiên khá khắc nghiệt, nên Gấu Trúc đã từng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Vai trò của gấu trúc trong mối quan hệ ngoại giao

Không chỉ là động vật quý hiếm, gấu trúc còn được mệnh danh là "sứ giả hòa bình" trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Từ những năm 1950, Trung Quốc đã sử dụng gấu trúc như món quà ngoại giao để gửi tặng các quốc gia thân thiết, khởi đầu cho chính sách được gọi là "ngoại giao gấu trúc".

Ngày nay, thay vì tặng, Trung Quốc thường cho các nước thuê gấu trúc theo hình thức hợp tác nghiên cứu và bảo tồn. Đây là cách Trung Quốc khẳng định vị thế mềm mại của mình trên trường quốc tế, đồng thời quảng bá văn hóa và hình ảnh quốc gia thông qua một loài vật ai cũng yêu thích.

Gấu trúc được xem là "Sứ gái hòa bình" trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc
Gấu trúc được xem là "Sứ gái hòa bình" trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc

Những lưu ý khi ngắm nhìn gấu trúc

Nếu bạn đang chuẩn bị tham gia một tour du lịch Trung Quốc và muốn gặp gỡ gấu trúc "bằng xương bằng thịt", hãy lưu ý một số các yếu tố sau đây để có chuyến tham quan trọn vẹn nhé!

  • Gấu trúc thường hoạt động nhiều vào buổi sáng, đặc biệt là từ 7h – 10h, nên hãy đi sớm để tận mắt thấy cảnh chúng ăn uống, chơi đùa.
  • Nên giữ im lặng, không dùng đèn flash khi chụp ảnh để không làm gấu trúc sợ hãi.
  • Một số trung tâm cho phép du khách được “gần” hơn với gấu trúc, nhưng vẫn luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của nhân viên chăm sóc.
  • Hãy đặt tour Trung Quốc ngắm gấu trúc thông qua những đơn vị uy tín để được sắp xếp lịch trình phù hợp và có hướng dẫn viên hỗ trợ và giới thiệu cho bạn những thông tin cần thiết về loài động vật dễ thương này.
Những hoạt động ngây thơ, dễ thương của "Quốc Bảo" Trung Quốc
Những hoạt động ngây thơ, dễ thương của "Quốc Bảo" Trung Quốc

Gấu trúc không chỉ là linh vật quốc gia của Trung Quốc mà còn là biểu tượng văn hóa, ngoại giao và bảo tồn thiên nhiên. Đằng sau vẻ ngoài ngộ nghĩnh là cả một câu chuyện dài về tiến hóa, sinh học và nỗ lực của con người để giữ gìn một loài vật tuyệt vời.

Nếu bạn yêu thích gấu trúc, hãy tham khảo ngay các Tour du lịch Trung Quốc ngắm gấu trúc để có cơ hội được vui chơi cùng “Quốc Bảo” đáng yêu này của Trung Quốc nhé. Chắc chắn rằng, Bạn sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời không thể nào quên.

Top Ten Travel

 

Tags

Các sản phẩm liên quan

Tour Trung Quốc: Khám Phá Thượng Hải Giá Tốt 5N4D

10.000.000 VND

Mã tour:

Nơi Khởi hành: TP Hồ Chí Minh

Tour Trung Quốc 2025: Thượng Hải – Hàng Châu – Ô Trấn – Bắc Kinh 7N6D

21.900.000 VND

Mã tour: TTQ24

Nơi Khởi hành: TP Hồ Chí Minh

Tour Du Lịch Trung Quốc: Khám phá Trùng Khánh 4N3D

13.900.000 VND

Mã tour: TTQ31

Nơi Khởi hành: TP Hồ Chí Minh

Tour Trung Quốc: Côn Minh - Đại Lý - Lệ Giang - Shang Rila 6N5D

19.900.000 VND

Mã tour: TTQ02

Nơi Khởi hành: TP Hồ Chí Minh