Quần thể kiến trúc Văn miếu Quốc Tử Giám

13/09/2022

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết

Văn Miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Hằng năm, Văn Miếu Quốc Tử Giám chào đón hàng ngàn lượt khách du lịch tham quan và khám phá  

Quần thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu Quốc Tử Giám và vườn Giám. Kiến trúc chủ thể  của địa điểm này là Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám. Khu Văn Miếu Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau.

Mỗi lớp không gian của Văn Miếu Quốc Tử Giám đều được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học.Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.

Ngày nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng.

Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trước mỗi kỳ thi. Khu nội tự Văn Miếu – Quốc Tử Giám chính là khu chủ thể, bố cục đối xứng từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam.

Tổng thể khu vực văn Miếu thờ Khổng Tử được xây dựng dựa trên kiến trúc điện thờ ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây nhỏ hơn, đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc Việt Nam (từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19).

Hai bên hồ của Văn Miếu Quốc Tử Giám là hai khu vườn bia tức nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ (năm 1993 với sự tài trợ một phần của tổ chức doanh nghiệp Mỹ, Ban Quản lý Văn Miếu đã dựng được tám ngôi nhà che cho các bia này).

Theo quy định thời xưa, Tiến sĩ là người đỗ cao nhất trong kỳ thi Đình. Quy trình của 1 kỳ thi sẽ bắt đầu từ kỳ thi Hương tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, thời gian tổ chức thi hương diễn ra theo trình tự ba năm 1 lần, người đạt đỉểm cao của kỳ thi hương sẽ đạt học vị Cử nhân.

Sau khi đỗ kỳ thi hương, sĩ tử sẽ có cơ hội tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người đủ điểm chuẩn của kỳ thi hội sẽ dự kỳ thi Đình. Trúng tuyển kỳ thi này được gọi là Tiến sĩ. Đỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan.

Tại Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện có 82 bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442, muộn nhất là bia khoa năm 1779. Đó 1à những di vật quý nhất của khu di tích.

Bước qua cửa Đại thành là tới khu thứ tư. Một cái sân rộng, hai bên là dãy nhà Tả Vu, Hữu Vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Đại bái và Hậu cung, kiến trúc đẹp và hoành tráng Tại đây có một số hiện vật quý hiếm, điển hình là: chuông đúc năm 1768 và tấm khánh đá, trên mặt có khắc bài văn nói về công dụng của loại nhạc khí này.

Văn Miếu Hà Nội đã và đang trở thành điểm đến đến hấp dẫn du khách khi tham quan du lịch miền bắc nói riêng và Việt Nam nói chung của tất cả du khách trên thế giới.