Phượng Hoàng cổ trấn đã không còn gây ngạc nhiên khi được xem là một trong những thủy trấn đẹp nhất Trung Quốc, nó được ví như “thiên đường dưới mặt đất” tọa lạc tại tỉnh Hồ Nam. Đến đây, du khách sẽ được đắm mình trong không gian huyền bí và lãng mạn của vùng đất cổ xưa. Hãy cùng Top Ten Travel khám phá Phượng hoàng cổ trấn - thiên đường hạ giới trước chuyến du lịch Trung Quốc trong bài viết sau đây nhé!

I. Thời điểm đẹp nhất để ghé thăm Phượng hoàng cổ trấn
Phượng Hoàng cổ trấn là một danh lam thắng cảnh tuyệt mỹ của Trung Quốc ôm trọn bốn mùa hết sức rõ rệt, thiên nhiên đặc biệt ưu ái cho cổ trấn một khí hậu rất ôn hòa và mát mẻ. Vì vậy, du khách có thể đến đây bất cứ thời điểm nào trong năm tùy thích nhé!

1. Mùa thu
Mùa thu chính là mùa được mệnh danh là thời điểm đẹp nhất trong năm để ghé thăm Phượng hoàng cổ trấn. Mùa thu không những sẽ mang đến cho du khách một phong cảnh tuyệt mỹ, đẹp tựa thiên đường với lá đỏ rợp trời đầy thơ mộng và rực rỡ. Mà mùa du còn sẽ mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm các lễ hội vào đầu mùa vô cùng sôi động và độc đáo cùng với những người dân địa phương tại đây.

2. Mùa đông
Thường thì mùa đông ở cổ trấn sẽ khá lạnh và có cả tuyết rơi, nhưng nó lại là thời điểm thú vị nhất để du khách trải nghiệm mọi hoạt động du lịch Trung Quốc, khám phá nghỉ dưỡng tại vùng đất xinh đẹp này! Ngoài ra, thưởng thức một số món ăn đặc sản tại địa phương vào một ngày trời lạnh cũng là một trải nghiệm khá tuyệt vời mà du khách nhất định phải thử đấy nhé!

3. Mùa xuân
Không thể phủ nhận rằng mùa xuân ở Phượng Hoàng cổ trấn đẹp không thua kém gì mùa thu cả. Nhiệt độ trung bình lúc này sẽ rơi vào khoảng 20 độ C, sẽ không quá lạnh hay quá nóng, nên thích thích hợp để du khách tận hưởng những ngày “hạnh phúc” tại đây. Điều đặc biệt khi đã ghé thăm cổ trấn hơm 1000 năm tuổi này vào những ngày xuân thì du khách chắc chắn sẽ được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên trăm hoa đua nở, chồi non nảy lộc và ngắm sương sớm trên dòng sông Đà Giang nổi tiếng, rất hấp dẫn đúng không nào?

4. Mùa hè
Tuy không có nhiều thứ đặc sắc như những mùa khác nhưng mùa hè lại chính là mùa du lịch cao điểm ở trấn Phượng Hoàng. Không khí nhộn nhịp và tiếng ồn ào dọc bên bờ sông Đà Giang hòa lẫn tiếng hát của các quán bar nơi góc phố từ lâu đã trở nên khá quen thuộc khi hè đến tại cổ trấn xinh đẹp này. Nếu là một người yêu thích sự tấp nập, sầm uất thì du khách có thể lựa chọn ghé thăm Phượng hoàng cổ trấn vào mùa hè.

II. Các địa điểm mang vẻ đẹp cuốn hút nhất ở Phượng Hoàng cổ trấn
Đúng như từ “Phượng Hoàng”, cổ trấn đã không còn quá xa lạ khi được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh, đi vào thi ca làm xao xuyến và ngất ngây lòng người.
1. Sông Đà Giang
Đà Giang là một con sông chảy từ tây bắc đến đông nam của Phượng Hoàng cổ trấn, con sông này còn được xem được là nguồn tài nguyên dồi dào trong sinh hoạt hằng ngày của người dân địa phương.

Khi thưởng ngoạc trên con sông Đà Giang này, du khách có cơ hội được ngắm nhìn một bức tranh cuộc sống mang vẻ đẹp rất đỗi bình dị của người dân bản địa dọc theo bờ sông, từ hình ảnh những người phụ nữ vừa giặt đồ vừa trò chuyện sôi nổi cho đến những người đàn ông đang “hì hục” đánh cá. Chưa hết, sông Đà Giang cũng là nét chấm phá, tô điểm thêm cho bức tranh cổ Phượng Hoàng càng thêm sinh động và lộng lẫy.

Nước sông Đà Giang trong xanh màu ngọc bích, lấp lánh, thướt tha khi được phản chiếu dưới ánh đèn và những tòa nhà cổ mộc mạc, huyền bí dọc hai bên bờ sông đầy thơ mộng. Hình ảnh con sông Đà Giang lúc này sẽ trông giống như bức tranh “núi non sơn cước” đang hiện hữu ngay ngoài đời thực vậy.

2. Làng Miêu
Tương đồng với cái tên của mình, làng Miêu chính là khu vực sinh sống của đa số những người dân tộc Miêu, ngôi làng này còn được xem là một địa điểm tham quan vàng mà du khách nhất định phải ghé thăm khi đến cổ trấn hàng nghìn năm tuổi này đấy! Những người phụ nữ dân tộc Miêu đều mang một nét đẹp tự nhiên và chân phương trên gương mặt, họ thường mặc những trang phục mang màu xanh truyền thống kết hợp với vấn trắng trên đầu.

Người dân tộc Miêu cực kì thích “đeo” các loại trang sức bằng bạc, họ sẽ thường mang chúng ra sử dụng trong các lễ hội hoặc thậm chí họ vẫn sẽ “đeo” luôn cả ngày thường. Chính vì thế, khi ghé thăm làng Miêu, du khách sẽ dễ dàng thấy hàng loạt các cửa hàng chuyên bán các sản phẩm, trang sức được làm từ bạc dọc theo những con phố tấp nập.

Ngoài ra ở đây còn có bán thêm cả vải in, cà vạt và một số sản phẩm thủ công khác,... những món vật phẩm tinh xảo được người Miêu làm ra này sẽ là món quà lưu niệm tuyệt vời cho chuyến vi vu đến Phượng Hoàng cổ trấn của du khách đấy. Chưa hết, đặc tính của người Miêu là rất thân thiện và hiếu khách, vì thế du khách đừng ngần ngại bắt chuyện và tham gia một số hoạt động dân gian cùng họ để hiểu hơn về lịch sử và văn hóa độc đáo của dân tộc này nhé!

3. Những kiến trúc cổ
Phượng Hoàng cổ trấn với bề dày lịch sử lên đến hàng nghìn năm tuổi, bao gồm cả những ngôi chùa huyền bí, những cây cầu cổ, nhiều khu vườn và đặc biệt là những tòa nhà cổ kín, có kiến trúc mang đậm nét Trung Hoa. Đặc biệt là những công trình lịch sử này đã có mặt từ rất lâu đời nay, từ thời nhà Minh và nhà Thanh. Trong những kiến trúc cổ nơi Cổ trấn nổi bật nhất phải kể đến là cầu Hồng Kiều, lâu đài Huang Si Qiao, cung điện Chao Yang, đền Tian Wang, tháp Canh Bắc Môn và lăng mộ của Shen Congwen,...

Qua nhiều năm chứng kiến, nhiều người cho rằng, qua nhiều năm cuộc sống thường ngày của người dân tại Cổ trấn này vẫn không thay đổi. Họ vẫn sống một cuộc đời đơn sơ, dung dị, vẫn giữa được đậm nét đặc trưng của thời Trung Cổ. Nhờ vào lẽ đó, Phượng hoàng cổ trấn sẽ tạo cho du khách một bất ngờ với cái nhìn hoàn toàn khác về một Trung Quốc hiện đại với những khu công nghiệp “gai góc” với một vẻ đẹp mộc mạc, cổ kính và lãng mạn qua bề dày lịch sử hơn hàng nghìn năm tuổi của mình.

4. Cố cư Thẩm Tùng Văn
Cố cư Thẩm Tùng Văn chính là một trong những công trình kiến trúc có dạng tứ hợp viện miền Nam hiếm hoi, nó điển hình cho lối kiến trúc đặc trưng của thời nhà Minh và nhà Thanh vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. Công trình kiến trúc của Cố cư Thẩm Tùng Văn này được chia làm hai ngăn, phía trước và phía sau, ở giữa thì dùng để đặt một giếng nước ngoài trời. Hai dãy nhà cổ xung quanh thì tổng cộng có 11 gian, nó vẫn giữa gìn được nguyên vẹn vẻ đẹp cổ kính, thơ mộng ngày xưa.

Thẩm Tùng văn còn là một minh chứng lịch sử rất quan trọng của Phượng Hoàng cổ trấn, địa điểm này còn đóng phần góp to lớn cho nền văn học Trung Hoa. Các tác phẩm tài hoa và nổi tiếng phải kể đến là “Biên Thành”, nó miêu tả chân thực nhất về hình ảnh quê hương tuyệt đẹp bằng ngòi bút tài hoa. Nhờ đó, tên tuổi của Phượng Hoàng cổ trấn đã lan rộng khắp các khu vực thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc và sau đó lan rộng khắp toàn thế giới.
5. Cầu Hồng Kiều
Cầu Hồng Kiều có lẽ là một trong những địa điểm du lịch Trung Quốc nổi bật nhất cổ trấn mà du khách nào cũng muốn ghé thăm trước tiên tiên khi đến Phượng Hoàng cổ trấn. Cầu Hồng Kiều bắc qua dòng sông Đà Giang lãng mạn, thơ mộng và nó mang trên mình kiến trúc “phượng hoàng” cực kỳ đặc biệt, rất độc đáo và cuốn hút.Tọa lạc ngay gần trung tâm thị trấn, cầu Hồng Kiều đã được hoàn thành xây dựng cách đây đã hơn 400 năm.

Với phong cách kiến trúc tinh xảo và độc đáo, phần mái của cây cầu này được thiết kế cong vút như đôi cánh đang gian rộng, đầy kiêu hãnh của phượng hoàng. Nếu du khách để ý một chút thì sẽ thấy tất cả mái của các tòa nhà trong Phượng Hoàng cổ trấn cũng có hình dạng này.
III. Cách di chuyển từ Trương Gia Giới đến Phượng Hoàng cổ trấn
Để có thể di chuyển từ Trương Gia Giới đến với Phượng Hoàng cổ trấn, thì gần ga xe lửa Trương Gia Giới, du khách có thể bắt xe ở trạm xe buýt Trung tâm.
- Khung giờ chạy của xe buýt: 08:30, 09:00, 10:00, 12:30, 14:30, 15:30, 16:20 và 17:20
- Giá vé: Khoảng 80 NDT (khoảng 270.000 VNĐ)
- Thời gian di chuyển: Khoảng 4 giờ đồng hồ

Hoặc, du khách cũng có thể di chuyển bằng xe buýt từ trạm xe buýt đến Jishou ( giá vé khoảng 55 NDT/người và mất khoảng 2 giờ di chuyển). Khi đến nơi, du khách cần bắt thêm một tuyến xe buýt khác để đến Phượng Hoàng cổ trấn ( mất khoảng 1 giờ đồng hồ).
IV. Một số lưu ý khi du lịch đến Phượng Hoàng cổ trấn
Du khách sẽ không cần mang theo quá nhiều tiền mặt từ Việt Nam sang để đảm bảo an toàn cho chuyến đi nhé! Tuy chỉ là một thị trấn nhỏ, nhưng du khách yên tâm là Cổ trấn có rất nhiều ngân hàng. Ngoài ra, còn có rất nhiều cây ATM ở khắp khu vực, nhưng để sử dụng khách du lịch cần chuẩn bị thẻ ngân hàng UnionPay trước chuyến tham quan.

Nhưng du khách cần lưu ý thêm rằng chỉ có một số khách sạn, trung tâm mua sắm hoặc nơi giải trí lớn được lắp đặt máy POS để thanh toán, còn lại tất cả các nhà nghỉ, nhà trọ hoặc khách sạn nhỏ không chấp nhận thanh toán bằng thẻ UnionPay hoặc thẻ tín dụng. Khi đó, du khách buộc phải thanh toán bằng tiền mặt. Và có thêm một lưu ý cần nhớ nữa là tiền xu sẽ không được sử dụng ở Phượng Hoàng cổ trấn, vì thế du khách nên chuẩn bị thêm một ít tiền mặt để thuận tiện hơn cho việc sử dụng nhé!
Trên đây là toàn bộ bài viết của Top Ten Travel về Phượng Hoàng cổ trấn. Hy vọng với những thông tin vừa được chia sẻ trong bài viết trên, du khách sẽ có một chuyến du lịch Trung Quốc thật tuyệt vời và đáng nhớ khi đến "thiên đường hạ giới" này nhé!