Phong tục đón tết độc đáo của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam

13/09/2022

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết
Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc anh em vì thế cho nên mỗi dân tộc sẽ có những cách chào đón năm mới chung và riêng khác nhau, để biết khác nhau như thế nào thì hãy cùng Top Ten Travel tìm hiểu về những phong tục đón tết độc đáo của người dân tộc thiểu số Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé! Tết cổ truyền của người Êđê Cách đây nhiều năm, tết Nguyên Đán vẫn còn là một điều mới lạ với đồng bào dân tộc Êđê ở Tây Nguyên, nhưng ngày nay khi tới du lịch Tây Nguyên vào dịp tết, du khách có thể thấy nơi đây bà con đã cùng hòa chung niềm vui đón Tết cổ truyền với toàn dân tộc. Theo phong tục truyền thống, người Êđê ăn Tết vào thời điểm giao thoa giữa hai mùa mưa và khô. Đây là lúc để cúng tế tạ ơn thần linh đã cho mùa màng bội thu và cầu cho vụ mùa mới mưa thuận gió hòa, lúa thóc đầy kho. Người dân Êđê vui mừng đón tết Với người Êđê, trong những ngày đầu năm mới họ sẽ đi đến thăm người thân, bạn bè. Khi đi, họ mang theo 1 con gà, thịt lợn làm quà Tết. Đặc biệt là họ đến với những người trong năm qua có ấn tượng không tốt với mình để mong hâm nóng lại tình làng nghĩa xóm.Những ngày trước Tết, thanh niên lên rẫy lấy lá chuối, dây lạc; phụ nữ ở nhà chuẩn bị nếp, nhân đậu xanh, thịt mỡ để gói bánh Tét. Cả gia đình quây quần gói và nấu bánh bên bếp lửa. Bánh Tét, dưa món củ kiệu cũng là món ăn đặc trưng trong những ngày Tết của đồng bào bên cạnh ché rượu cần. Bánh mứt được chuẩn bị để tiếp khách trong những ngày Tết. Người Giẻ Triêng với phong tục Dính tro và ném xôi lên mái nhà Cứ mỗi 26, 27 tháng Chạp mỗi năm, những thanh niên trai tráng Giẻ Triêng sẽ rủ nhau lên rừng đốn củi để đốt và mang tro về nhà. Những người còn lại ở nhà sẽ chuẩn bị nấu xôi và nắm vào các cây khô rồi đốt thành than. Số tro này sẽ tập hợp lại rồi tung lên cao, mọi người tập trung thành đám phía dưới để hứng tro được càng nhiều thì may mắn và hạnh phúc trong năm tới sẽ càng lớn. Người Pu Péo với phong tục Cướp giọng gà Đúng vào thời khắc giao thừa người Pu Péo sẽ canh chừng mấy con gà trống để chọn đúng thời điểm chúng vỗ cánh và chuẩn bị gáy thì họ sẽ đốt một quả pháo và ném vào chuồng để làm lũ gà bị giật mình chúng sẽ đua nhau gáy to. Đúng thời điểm này người dân sẽ cùng nhau hò hét để lấn át giọng gà trống gáy. Với quan niệm tiếng gà gáy có ý nghĩa thiêng liêng, vui vẻ nên người nào lấn át được tiếng gà sẽ gặp may mắn và tốt đẹp trong cả năm tới. Người Pu Péo quan niệm tiếng gà gáy có ý nghĩa thiêng liêng, vui vẻ Người Lô Lô ăn trộm lấy may Tục ăn trộm lấy may là một phong tục lâu đời và khá kỳ lạ tồn tại trong cộng đồng người Lô Lô. Sở dĩ họ ăn trộm vì quan niệm rằng vào năm mới, nếu ai đó mang về nhà được chút gì thì cả năm gia đình sẽ ăn nên làm ra. Người Lô Lô đi lấy may lặng lẽ, không gọi rủ nhau, không để ai biết, gặp người quen cũng không chào hỏi. Họ lấy về những thứ nhỏ bé, ít giá trị như củ hành củ tỏi, thanh củi… Mỗi gia đình phải lấy đủ con số 12 vì đây là con số may mắn tượng trưng cho 12 tháng trong năm, ví dụ, lấy ngô phải lấy 12 bắp, lấy hoa quả phải lấy 12 trái. Nếu bị chủ nhà phát hiện, họ cũng không bị trách mắng. Người Dao với phong tục Tết Nhảy Với quan niệm ngày Tết, mùa xuân là dịp để bà con buôn làng vui chơi, thăm hỏi và chúc nhau một năm mới tốt lành nên ở các tộc người Dao đã xuất hiện tục Tết Nhảy để thể hiện hết những mong ước trên. Không chỉ mang đến một năm mới tràn ngập sức sống, Tết Nhảy còn giúp người Dao được dịp rèn luyện thể chất dẻo dai, cơ thể săn chắc để chuẩn bị cho những vụ mùa mới đang chờ đợi ở phía trước. Người dao thuường nhảy để vui chơi, thăm hỏi và chúc nhau một năm mới tốt lành Những người tham gia Tết Nhảy sẽ tham gia hết mình không kể ngày đêm, ai kiệt sức thì nghỉ ngơi để hồi lại và tiếp tục cuộc vui. Mỗi dịp Tết Nhảy mọi người sẽ múa, nhảy lần lượt hàng trăm điệu khác nhau trên nền tiếng chuông, trống rộn rã sức xuân. Người Hà Nhì xem bói gan lợn Mỗi gia đình người dân tộc Hà Nhì đều tự nuôi một con lợn đực trong nhà, con lợn được đem thiến vào đầu năm. Vào ngày Tết, các gia đình mổ con lợn đó làm cỗ cúng gia tiên. Dù giàu hay nghèo thì đĩa thịt lợn là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ Tết của đồng bào Hà Nhì. 1 phong tục kỳ lạ của người dân tộc Hà Nhì Khi mổ lợn người ta đặc biệt chú ý đến lá gan. Nếu lá gan lành lặn, màu sắc tươi tốt, túi mật căng đầy thì năm đó làm ăn chăn nuôi sẽ phát triển, mưa gió thuận hòa, gia đình vui vẻ. Người Nùng kiêng gói bánh chưng ngày chẵn Phong tục đón Tết của người Nùng có nhiều điểm tương đồng với người Kinh. Họ cũng chăm chút, sửa soạn kỹ càng cho bữa ăn cuối cùng của năm cũ, trên mâm cũng phải có đĩa bánh chưng. Có điều khác với người Kinh, người Nùng tránh gói bánh vào những ngày chẵn theo lịch âm. Nguyên nhân là bởi họ tin ngày chẵn không đem lại may mắn, gói bánh vào ngày chẵn sẽ gây ra một số hậu quả như ruộng nương dễ bị sạt lở, mùa màng bị sâu bọ phá hoại… Người Nùng còn có một phong tục độc đáo khác là dán giấy đỏ lên các công cụ lao động và các gốc cây trong nhà để cầu thần linh phù hộ cho mọi việc suôn sẻ. Ngừi Nùng thuường sẽ gói bánh chưng vào những ngày lẻ Người Mông vỗ mông ngày Tết Đồng bào dân tộc Mông có nếp sinh hoạt văn hóa ngày Tết rất phong phú, nhiều màu sắc với các buổi tụ tập chuyện trò tại những khu đất rộng; các trò chơi như đẩy gậy, kéo co, múa khèn; các cuộc hát múa đối đáp. Năm mới cũng là dịp hẹn hò, giao duyên giữa các đôi trai gái vùng cao. Phong tục vỗ mông kỳ lạ của người dân tộc Mông Trong đám đông, nếu chàng trai vỗ mông một cô gái nào đó tức là chàng đang bày tỏ tình ý với nàng. Nếu nàng ưng thuận thì sẽ vỗ mông chàng để đáp lại. Hai bên cùng đi chơi hội và vỗ mông, khi nào vỗ đủ 9 cặp tức là chàng nàng đã thành một đôi trước sự chứng kiến của mọi người. Sau đó họ mới nắm tay nhau lên núi, tìm nơi hò hẹn tâm tình. Người Thái với phong tục Gọi hồn Đây là nét đặc sắc độc đáo trong nét văn hóa của người dân tộc Thái. Thông thường vào đêm 30 Tết mỗi gia đình người Thái sẽ chuẩn bị 2 con gà thịt trong đó một để cúng tổ tiên và con còn lại dùng để gọi hồn người thân đã khuất trong gia đình. Việc gọi hồn được thực hiện bởi thầy cúng. Áo của những người thân trong nhà sẽ được bó chặt và vắt lên vai thầy cúng, sau đó người này sẽ đi ra đầu làng để gọi hồn với một que củi đang cháy ở trên tay. Việc gọi hồn được lặp lại 2 – 3 lần và từng người thân trong gia đình sẽ được thầy cùng buộc sợi chỉ đen lên tay để trừ tà. Người con gái Thái xinh đẹp mỗi dịp tết đến xuân sang Trên đây là một vài phong tục đặc sắc nhất của các dân tộc khác nhau, Những phong tục này đã góp phần vào công cuộc xây dựng sự đa dạng của văn hóa truyền thống Việt Nam. Mong rằng các phong tục độc đáo này sẽ được lưu giữ, bảo tồn và quảng bá rộng rãi để tất cả những người con đất Việt được biết, yêu và thêm tự hào về đất nước, dân tộc và văn hóa của quốc gia mình. Những chuyến du lịch khám phá trong nước dịp tết cũng là một trải nghiệm khá thú vị đấy nhé. Chúc bạn có một chuyến đi đầy thú vị.

--> XEM THÊM TOUR DU LỊCH TẠI ĐÂY

Tiên Tiên