Ô mai - món quà yêu thương của Hà Nội

13/09/2022

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết
Tại Hà Nội không khí của ngày tết đang ngày càng đến gần, mọi người đều đang bận rộn sắm sửa đón Tết, từ dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa áo mới đến những thức quà ngày Tết. Trong đó có một thứ quà rất đỗi giản dị mà khay mứt nhà nào cũng phải có đó chí là Ô mai, nếu bạn có một chuyến du lịch hà Nội thì hãy mua cho bạn bè, người thân món quà đậm chất Hà Nội này nhé.

Nguồn gốc ra đời của Ô mai

Người Hà Nội vốn từ xưa đến nay có một nền ẩm thực nổi tiếng là thanh lịch và tinh tế. Những món ăn vì thế cũng thanh thanh, không phải là thứ vị sắc ngọt quá, chua quá hay cay quá. Nói tới ô mai, người ta dễ dàng nhớ tới Hà Nội, bởi có lẽ từ bao đời nay, làm ô mai được xem là một nghề truyền thống nơi thủ đô. Ở trong phố cổ, có nguyên một con đường chuyên bán ô mai rất mực nổi tiếng. Hương vị ô mai thấm đẫm cuộc sống nơi đây. Nhiều người tới Hà Nội, nhiều người ở Hà Nội không thiếu những ngày dành nguyên một buổi đi đến những quán hàng lựa ô mai về nhà ăn cho thỏa. Ô mai là một món quà không thể thiếu khi bạn đi du lịch Hà Nội Nghề làm ô mai được phát triển ở Trung Quốc từ thế kỷ 3 trước công nguyên và được lan truyền sang các khu vực xung quanh sau đó. Người Việt cũng được tiếp thu phương thức làm ô mai từ sớm. Tuy không rõ ô mai được làm ở nước ta từ khi nào. Nhưng chắc chắn rằng, loại thực phẩm này đã bám rễ từ rất lâu, rất lâu trong lòng người dân Việt. Vào những ngày xa xưa, ô mai được xem như một loại thực phẩm rất có giá trị và không phải ai cũng có khả năng sử dụng vì giá thành rất đắt. Ô mai thường được bày trên bàn tiệc và dùng để làm thuốc chữa bệnh. Những người cao quý và nhiều tiền mới có khả năng sử dụng loại nguyên liệu này. Ô mia trở thành một món ăn bình dị, đậm chất Hà Nội Qua thời gian, với những biến tấu qua bàn tay người thợ. Ô mai trở nên bình dân, giản dị hơn. Người ta biết đến ô mai không chỉ là món ăn, bài thuốc dành cho quý tộc nữa mà nó đến gần hơn với những người dân bình thường. Người ta sử dụng ô mai rộng rãi hơn, công dụng cũng đa dạng hơn.

Phân loại Ô mai

Những loại quả như mận, chanh, me, sấu, khế, mơ, xoài, đào, dứa, quất đều có thể được chế biến thành ô mai Hà Nội. Những quả ngon nhất, đẹp nhất sau khi chế biến kì công với gia vị ‘bí mật’ thì phơi khô, sấy khô hoặc ngào đường. Nghe thì đơn giản thế nhưng cho ra lò biết bao nhiêu là hương vị và màu sắc cho mỗi loại quả, ví dụ như mận thì có đến dăm ba vị, nào là mận xào chua cay, mận chua mặn ngọt, mận xào gừng, mận hậu ngũ vị,… Cứ thế ước tính có đến hàng trăm vị ô mai, khiến ai lần đầu đi mua thức quà này sẽ bị ‘hoa mắt’ trước một rừng mùi vị thơm ngon. Có rất nhiều loại Ô mai khác nhau

Những địa chỉ bán ô mai ngon nổi tiếng Hà Nội

Ô mai ăn quanh năm đều thú vị, nhưng những ngày giáp Tết thì người dân tìm mua lại càng nhiều hơn. Khi đi tour du lịch Hà Nội bạn sẽ thấy tại đây có rất nhiều địa chỉ bán ô mai, từ những nhà gia truyền đến những thương hiệu nổi tiếng. Mỗi gia đình bán ô mai lại có công thức riêng có, truyền từ đời này sang đời khác. Bởi thế mà mỗi nơi lại có những phong vị riêng, chuyên biệt từng vị, có nơi có món ô mai mận trứ danh, có nơi lại nổi tiếng với ô mai quất trị ho. Ô mai Hàng Đường Hàng Đường là tên một con phố trong 36 phố phường của Hà Nội, nay đã thành phố cổ. Phố Hàng Đường bán nhiều nhất là ô mai đến nỗi chỉ cần nói đến ô mai là người ta nghĩ ngay đến Hàng Đường và ngược lại. Ô mai còn được gọi là xí muội, vốn dĩ là một vị thuốc trong y học cổ truyền của Việt Nam. Với hương vị ngon miệng và tác dụng như một loại thực – dược phẩm nên dần dần ô mai được bày bán riêng lẻ. Hiện nay, ô mai Hàng Đường được xem là một loại thực phẩm, dạng mứt trái cây và là đặc sản du lịch Hà Nội. Ô mai Hàng Đường được xem là một loại thực phẩm, dạng mứt trái cây và là đặc sản du lịch Hà Nội. Không ai biết ô mai Hàng Đường xuất hiện đầu tiên vào thời điểm nào nhưng theo những người lớn tuổi của phố Hàng Đường kể lại thì trước kia, phố Hàng Đường vốn chuyên bán các loại mứt, bánh, kẹo. Đến những năm 1940, một vài hàng ô mai nho nhỏ xuất hiện và từ đó phát triển lớn mạnh ra cả con phố. Ô mai Hàng Đường được làm từ nhiều loại trái cây như mơ, chanh, sấu, mận, gừng... và có nhiều màu sắc khác nhau: mơ có màu đen, gừng có màu vàng, đào có màu hồng… Vì thế, các món ô mai nhìn rất ngon mắt. Có khoảng 60 – 70 loại ô mai, trong đó đắt nhất là mơ không hạt. Mỗi cửa hàng bán ô mai lại có một cách nêm nếm hương vị khác nhau mà không hàng nào giống hàng nào, tạo nên những hương vị phong phú cho ô mai nơi này. Nơi đây có rất nhiều loại Ô mai khác nhau Không chỉ người Hà Nội thích ô mai Hàng Đường mà khách du lịch trong nước và khách du lịch nước ngoài cũng thường xuyên đến đây để thưởng thức ô mai hoặc mua về làm quà. Thậm chí, ô mai Hàng Đường còn xuất khẩu sang một số nước khác. Mặc dù ở một số tỉnh thành của Việt Nam cũng có sản xuất ô mai nhưng chưa có nơi nào đạt được sự nổi tiếng rộng khắp như ô mai Hàng Đường. Ô mai Hồng Lam Nhắc đến ô mai chắc hẳn nhiều người nghĩ ngay đến thương hiệu vô cùng nổi bật – Hồng Lam, với cơ sở đầu tiên là ở phố ô mai – Hàng Đường, sau này người ta không còn đếm được số lượng cơ sở của thương hiệu này nữa. Ô mai Hồng Lam có cơ sở đầu tiên là ở phố ô mai – Hàng Đường Ô mai Hồng Lam trước hết là đẹp mắt và sạch sẽ, sau là nổi danh bởi có quá nhiều hương vị cho thực khách lựa chọn. Hồng Lam cầu kỳ trong cách đóng gói, rất thích hợp để mang đi biếu hoặc mang đi du lịch. Tuy nhiên do mở quá nhiều cơ sở, Hồng Lam trở thành một thứ gì đó bị công nghiệp hóa, mà khẩu vị của người Hà Nội lại cực sành, vì thế ít nhiều Hồng Lam không thực sự là một thức quà quá đặc sắc. Ô mai hạnh phúc Tiệm ô mai hạnh phúc nằm lọt thỏm phía dưới con đường Nguyễn Phúc Lai, cửa hàng cũ kỹ rất đỗi dung dị khiến người ta liên tưởng đến những hàng quán thời xưa, dễ làm lòng người hoài cổ về những năm tháng của nhiều chục năm về trước. Mộc mạc cũ kỹ từ những lọ đựng ô mai, đến biển hiệu và tên các loại ô mai thì được viết nắn nót bằng tay. Ô mai hạnh phúc mộc mạc cũ kỹ từ những lọ đựng ô mai, đến biển hiệu Cửa hàng mở gần 30 năm với lượng khách không mấy đông đúc như những anh chị lớn trong làng ô mai, tuy thế nó vẫn tồn tại ở đó như một cái gì không thể thiếu của Hà Nội. Cửa hàng có tới gần 100 loại ô mai và các loại quả khô và được chủ quán đặt tên theo một cách thực sự riêng có, khách đến đây được mời thử hết loại này đến loại khác, vừa ăn vừa hỏi han trò chuyện vui vẻ, vả lại mức giá còn rất rẻ nữa, tầm đó lý do cũng có thể hiểu tại sao lại gọi là ô mai hạnh phúc. Ô mai Vạn Lợi Phải nói là Ô mai Vạn Lợi ở địa chỉ 24 Hàng Da có giá khá đắt so với mặt bằng chung, tuy nhiên được đánh giá là món nào cũng ngon tuyệt. Cửa hàng ô mai Vạn Lợi vẫn giữ nguyên nếp cũ với cách bài trí theo kiểu cổ xưa mộc mạc. Trong tủ kính xếp hàng chục lọ thủy tinh ô mai và những món quà đặc sản miền Bắc như chè mạn, bánh khảo, bột sắn, bánh cốm,gắn liền với món quà đậm đà bản sắc, tạo nên một nét riêng cho Hà Nội. Đặc biệt Vạn Lợi có món quất xào cực phẩm chỉ bán từ Ông Công Ông Táo đến tầm 28 Tết là hết hang. Ô mai Vạn Lợi có giá khá đắt so với mặt bằng chung Ô mai cũng như Hà Nội vậy. Đã thưởng thì mê say, đã gặp thì không nỡ rời, đã yêu thì không thể bỏ. Ô mai đi theo những năm tháng Hà Nội trong những nếp nhà cũ đến những bức tường khang trang. Từng là món ăn cao quý dành cho quý tộc nhưng ô mai về Hà Nội đọng lại trong cái tâm tình là sự giản dị lạ thường. Cái vị ô mai truyền thống mộc mạc giữa những thức quà phương xa tìm đến Hà Nội như một nét riêng, một dấu ấn riêng, khó bỏ, khó chối từ, để mỗi khi Tết đến người ta lại thấy ô mai nằm gọn trong khay mứt Tết.

--> XEM THÊM TOUR DU LỊCH HÀ NỘI TẠI ĐÂY

Tiên Tiên