Những tượng đá bí ẩn có tuổi đời hàng ngàn năm ở Indonesia

13/09/2022

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết
Nếu đi khoảng 15 km về phía nam của Vườn Quốc gia Lore Lindu trên hòn đảo Sulawesi của Indonesia, trong một khu vực được gọi là thung lũng Bada, khách du lịch Indonesia sẽ được chứng kiến những tượng đá cự thạch gợi nhớ đến bức tượng Moai ở Đảo Phục Sinh. Các bức tượng có thân thẳng, đầu to quá khổ, mắt tròn, và một đường đơn để xác định lông mày, má và cằm. Hầu hết trong số họ đứng một mình, một nửa bị chôn vùi trong các cánh đồng, bị che khuất bởi cỏ dài. Cho đến nay, đã có hơn 400 bức tượng chạm khắc được tìm thấy trong khu vực này, nhưng chỉ có khoảng 30 bức được tạc theo hình dạng con người. Tượng đá Palindo ở thung lũng Bada Mặc dù khu vực này đã được phát hiện cách đây hơn 100 năm, nhưng hầu như không ai biết về nền văn hoá nào đã tạo ra chúng. Chúng ta thậm chí không biết từ khi nào những khối đá này được chạm trổ. Các nhà khoa học cho rằng những bức phù điêu này có tuổi đến khoảng 1.000 năm đến 5.000 năm. Cho đến nay người ta vẫn chưa lý giải được ý nghĩa của những bức tượng này được xây dựng nên với mục đích gì, và làm cách nào để người xưa có thể vận chuyển những khối đá có trọng lượng lớn đến như vậy và chôn sâu dưới đất Các bức tượng có vẻ không xa lạ gì với với người dân địa phương trong nhiều thế kỷ trước khi người châu Âu tìm thấy những bức tượng này, họ hoàn toàn bất ngờ trước sự kỳ dị và quy mô của chúng. Dựa vào giới tính của các pho tượng, chúng được đặt tên khác nhau. Có một bức tượng người đàn ông được đặt tên là "Palindo" cao 4 mét và lớn nhất trong số những bức tượng và một bức tương khác gọi là "Langke Bulawa" với chiều cao 1,8 mét mô phỏng một người một phụ nữ. Để ma mị hóa những bức tượng, dân làng đã thêu dệt rất nhiều câu chuyện về những nhân vật này. Ví dụ như bức tượngTokala'ea, người được cho là một kẻ hiếp dâm đã bị biến thành đá. Các vết cắt sâu trong đá đại diện cho vết sẹo từ dao. Một bức tượng tên là Tadulako đã từng là một người bảo vệ làng đáng tin cậy nhưng đã bị biến thành đá granit vì tội ăn cắp. Rất nhiều người lầm tưởng những bức tượng đá này được đục đẽo dựa trên những tảng đá có sẵn nhưng thực tế là chúng được vận chuyển tới đây Các pho tượng không phải là những tượng đá cự thạch duy nhất trong khu vực. Như đã đề cập, có hơn 400 phù điêu được chạm khắc trong khu vực. Một số trong số này, được gọi là Kalamba, là những viên đá tròn được đục rỗng giống như chiếc lu. Theo văn hoá dân gian địa phương, chúng là những bồn tắm cổ được các vị vua sử dụng. Trong thực tế, kalambas có thể là kho chứa ngũ cốc. Một số thậm chí còn có nắp đậy. Một số kalambas cũng được kèm theo viên đá có răng cưa, có thể dùng để nghiền thức ăn.   Những bức tượng được tìm thấy khắp nơi trông thung lũng Bada Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra các bằng chứng nào để chứng minh ai là người đã làm ra những bức tượng này. Hàng năm, khá nhiều du khách tour Indonesia vẫn đổ xô đến đây để thăm quan và tìm hiểu về những tượng đá bí ẩn này.  

Theo amusing