Những sự thật bất ngờ về Sumo Nhật Bản có thể bạn chưa biết

13/03/2024

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết

Sumo Nhật Bản cũng là một trong những nét đặc trưng tiêu biểu cho nền văn hóa Nhật Bản độc đáo. Không chỉ đơn thuần là một môn võ truyền thống của người dân nước Nhật, Sumo còn được xem là một nghề chính thống và cao quý, là tinh hoa văn hóa của xứ sở Phù Tang. Tuy nhiên, lịch sử hình thành và cuộc sống của các võ sĩ Sumo vẫn luôn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn và thú vị riêng. Cùng Top Ten Travel tìm hiểu những sự thật bất ngờ về Sumo Nhật Bản ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Sumo Nhật Bản - một trong những nét đặc trưng tiêu biểu cho nền văn hóa Nhật Bản độc đáo

I. Đôi nét về Sumo Nhật Bản

Nhắc đến các trải nghiệm văn hóa hấp dẫn khi đi du lịch Nhật Bản, du khách nhất định Sumo là một môn đấu vật truyền thống, có nguồn gốc từ Nhật Bản. Hiểu theo một nghĩa khác, bộ môn đấu vật này cũng có liên quan đến võ thuật và được xem như một nhánh của võ thuật “xứ Phù tang”. Khi thi đấu, hai võ sĩ Sumo Nhật Bản sẽ cùng đứng trong một vòng tròn, chỉ cần đẩy được đối thủ ra bên ngoài vòng tròn hoặc khiến cho bất cứ bộ phận nào khác (ngoại trừ bàn chân) của đối thủ chạm đất là giành chiến thắng.

Tại Nhật Bản ngày nay có rất nhiều lò đào tạo Sumo cũng như các giải đấu võ Sumo chuyên nghiệp được tổ chức thường xuyên thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân nước này và du khách quốc tế. 

Sumo là một môn đấu vật truyền thống, có nguồn gốc từ Nhật Bản

II. Nguồn gốc và lịch sử của bộ môn đấu vật Sumo Nhật Bản

Bộ môn đấu vật Sumo là một môn đấu võ cổ xưa cực kỳ nổi tiếng, gắn liền với đời sống tinh thần của hầu hết người dân xứ sở Phù Tang. Sumo được cho là đã bắt đầu xuất hiện từ thần thoại Nhật Bản, môn võ này thậm chí từng được xem như là nghi lễ xem bói mùa vụ trong năm liệu có được bội thu hay không.

Bộ môn đấu vật Sumo là một môn đấu võ cổ xưa cực kỳ nổi tiếng, gắn liền với đời sống tinh thần của hầu hết người dân xứ sở Phù Tang

Về sau, văn hóa các Thiên Hoàng Nhật Bản thưởng lãm Lễ hội Sumo đặc sắc đã lưu truyền cỡ hơn 300 năm. Từ khoảng thế kỷ 12 đến cuối thế kỷ 16, bộ môn đấu võ cổ xưa này chỉ được áp dụng để các võ sĩ rèn luyện, mãi đến thời đại Edo thì nó mới bắt đầu được người dân ưa chuộng và xem như một thú vui giải trí. Sự kiện Kanjin Sumo nổi tiếng được xem như điểm khởi nguồn cho việc thú vui giải trí Sumo trở thành giải đấu chuyên nghiệp như ngày nay. Hình thức sân đấu, đóng khố, tóc búi, cách hoạt động,... cũng được các võ sĩ Sumo Nhật Bản lưu lại giống như thời Edo, trở thành môn võ quý báu vẫn còn lưu giữ đến ngày nay trong văn hóa truyền thống cổ đại Nhật Bản.

III. Một vài sự thật bất ngờ về Sumo Nhật Bản 

Bộ môn đấu vật Sumo từ lâu đã trở thành một nét đẹp tiêu biểu cho nền văn hóa lâu đời của xứ sở mặt trời mọc, gắn liền với đời sống tinh thần của hầu hết người dân. Tuy nhiên, cuộc sống của các võ sĩ Sumo Nhật Bản vẫn luôn ẩn chứa nhiều sự thật thú vị không phải ai cũng biết. Cùng Top Ten Travel tìm hiểu ngay dưới đây bạn nhé! 

1. Các võ sĩ Sumo Nhật Bản có thu nhập rất cao

Các võ sĩ Sumo Nhật Bản được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau, và đương nhiên mỗi cấp bậc sẽ có mức lương tương ứng riêng. Trên thực tế, lương của các võ sĩ Sumo thường rất cao. Cụ thể, Sumo Nhật Bản được phân thành 6 hạng, mỗi hạng đều quy định số võ sĩ tối đa. Chính vì thế khi một võ sĩ được thăng hạng cũng đồng nghĩa sẽ có một võ sĩ khác phải xuống hạng để nhường lại vị trí đó. 

Các võ sĩ có cấp bậc thấp nhất có mức lương dao động khoảng 9.500 USD/tháng (khoảng 218 triệu đồng), các võ sĩ có thứ hạng cao hơn sẽ có mức lương tăng dần và hạng cao nhất có mức lương rơi vào khoảng 26.500 USD/tháng (khoảng 609 triệu VNĐ).

Sumo được xem là một nghề chính thống và cao quý, là tinh hoa văn hóa của xứ sở Phù Tang

2. Các võ sĩ Sumo Nhật Bản phải tuân thủ luật lệ khắt khe 

Trong giới Sumo Nhật Bản có rất nhiều luật lệ và quy định khắt khe được đặt ra, yêu cầu các võ sĩ theo đuổi bộ môn này phải tuân thủ tuyệt đối. Trong trường hợp không tuân thủ, các võ sĩ có thể sẽ bị phạt tiền hoặc thậm chí nặng hơn là cấm thi đấu suốt đời. Một số luật lệ tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Các võ sĩ Sumo cùng một trại huấn luyện không được thi đấu với nhau
  • Các võ sĩ Sumo là anh em họ hàng không được thi đấu với nhau
  • Các võ sĩ Sumo luôn phải để tóc dài và búi lên
  • Các võ sĩ Sumo không được phép lái xe
  • Chiều cao tối thiểu của các võ sĩ Sumo phải đạt 1m73
  • Trang phục của các võ sĩ Sumo được quy định cụ thể theo từng cấp bậc khác nhau

Bộ môn đấu vật Sumo từ lâu đã trở thành một nét đẹp tiêu biểu cho nền văn hóa lâu đời của xứ sở mặt trời mọc

3. Chế độ ăn nghiêm ngặt của các võ sĩ Sumo Nhật Bản

Chế độ ăn của các võ sĩ Sumo Nhật Bản là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Để có được một thân hình “khổng lồ” và cường tráng như vậy, các võ sĩ Sumo xứ sở Phù Tang phải tuân thủ nghiêm ngặt theo một chế độ luyện tập và ăn uống cực kỳ khắt khe. 

Theo đó, vào buổi sáng các võ sĩ Sumo Nhật Bản thường sẽ nhịn, chỉ ăn bữa trưa và bữa tối. Mỗi bữa ăn, các võ sĩ Sumo đều ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, họ nạp vào cơ thể trung bình khoảng 8000 calo cho mỗi bữa ăn, một con số đầy ấn tượng gấp gần 4 lần so với một người bình thường. Sau khi dùng bữa trưa xong, các võ sĩ Sumo Nhật Bản sẽ đi ngủ để giúp tăng lượng mỡ trong cơ thể.

Các võ sĩ Sumo Nhật Bản phải tuân theo một chế độ luyện tập vô cùng hà khắc

Đi liền với chế độ ăn uống nghiêm ngặt, các võ sĩ Sumo Nhật Bản cũng phải tuân theo một chế độ luyện tập vô cùng hà khắc. Họ phải dậy từ lúc 5h sáng và chỉ khoác lên mình một chiếc áo mỏng, kể cả trong mùa đông lạnh giá. Bên cạnh đó, những võ sĩ Sumo tập sự còn phải phục vụ các Sumo có cấp bậc cao hơn.

4. Trang phục của các võ sĩ Sumo Nhật Bản 

Cuộc sống của các võ sĩ Sumo Nhật Bản bị chi phối bởi rất nhiều các quy tắc và luật lệ nghiêm ngặt. Thậm chí, họ còn không được phép lựa chọn trang phục theo sở thích và ý muốn của bản thân. Mái tóc của họ sẽ luôn được nuôi dài, búi lên cao tương tự như kiểu tóc của các Samurai thời kỳ Edo. Mọi lúc mọi nơi, các võ sĩ Sumo sẽ luôn phải để kiểu tóc búi đặc trưng này và mặc bộ trang phục truyền thống. Do đó du khách khi đi tour Nhật có thể dễ dàng nhận ra các võ sĩ Sumo mỗi khi họ xuất hiện ở những địa điểm công cộng.

Mỗi võ sĩ Sumo sẽ mặc trang phục truyền thống và có kiểu tóc búi tương ứng với đẳng cấp của mình

Bộ môn đấu vật Sumo được chia thành 6 đẳng cấp khác nhau: Makuuchi, Juryo, Makushita, Sandanme, Jonidan và Jonokuchi. Theo quy định, mỗi võ sĩ Sumo sẽ mặc trang phục truyền thống và có kiểu tóc búi tương ứng với đẳng cấp của mình. Theo đó từ đẳng cấp Jonidan trở xuống, các võ sĩ Sumo sẽ mặc trang phục Yukata, đi dép Geta. Với các đẳng cấp cao hơn (như Makushita và Sandanme) họ có thể mặc thêm áo khoác ngắn bên ngoài áo Yukata và mang dép Zori. Trong khi đó những võ sĩ Sumo đạt đẳng cấp từ Juryo trở lên lại mặc áo choàng bằng lụa gọi là Oicho và búi tóc theo kiểu trau chuốt hơn. 

5. Cuộc sống đời thường của các võ sĩ Sumo Nhật Bản

Những võ sĩ Sumo Nhật Bản chuyên nghiệp bắt buộc phải vào các trại huấn luyện tập trung, phải tuân thủ tuyệt đối theo các luật lệ khắt khe về cách ăn mặc, chế độ luyện tập cũng như chế độ ăn uống. Thậm chí, khi xuất hiện ở các khu vực công cộng, các võ sĩ Sumo buộc phải mặc các bộ trang phục truyền thống để người khác có thể nhận ra họ như một võ sĩ Sumo. Như đã trình bày ở trên, trang phục này được quy định cụ thể tùy theo từng cấp bậc. Ngoài cuộc sống bên trong những trại huấn luyện, các võ sĩ Sumo Nhật Bản vẫn có cuộc sống như một người bình thường, vẫn có vợ con như thường,...

Ngoài cuộc sống trong trại huấn luyện, các võ sĩ Sumo Nhật Bản vẫn có cuộc sống như người bình thường

IV. Bộ môn đấu võ Sumo trong xã hội Nhật Bản ngày nay

Trong đời sống văn hóa của người dân xứ sở mặt trời mọc, Sumo được xem như một bộ môn võ cổ truyền, có lịch sử hình thành và phát triển lên đến khoảng 1500 năm. Trải qua nhiều thăng trầm và biến cố trong tiến trình lịch sử, môn võ Sumo vẫn được lưu truyền và bảo tồn gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay và trở thành một trong những nét đặc trưng tiêu biểu cho văn hóa của quốc gia này.

Không chỉ đơn thuần là một bộ môn võ thuật lâu đời, ngày nay Sumo Nhật Bản còn mang trong mình tính biểu diễn và nghi thức tôn giáo. Các động tác chào hỏi, dậm chân hoặc ném muối,... ít nhiều đều có liên quan đến Thần Đạo (Shinto) - một trong những tôn giáo phổ biến nhất tại xứ sở Phù Tang. Chính vì thế, các võ sĩ Sumo Nhật Bản cũng có văn hóa riêng và các quy chuẩn đạo đức riêng buộc các võ sĩ phải tuân thủ tuyệt đối. 

Sumo vẫn được người Nhật lưu truyền và bảo tồn gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay

Trên đây là một số thông tin hữu ích và sự thật thú vị về Sumo Nhật Bản mà Top Ten Travel tổng hợp được và muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng bài viết trên của nhà Top Ten Travel đã giúp bạn có được cái nhìn rõ nét hơn về bộ môn đấu vật Sumo cổ xưa nói chung cũng như đời sống của các võ sĩ Sumo Nhật Bản nói riêng. Đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức một màn đấu vật hấp dẫn đầy kịch tính đến từ các võ sĩ nổi tiếng này khi đi tour du lịch Nhật Bản bạn nhé!

Bảo Trân