Dải đất miền Trung là nơi hàng năm phải gánh chịu nhiều thiên tai lũ lụt, hạn hán. Thế nhưng mảnh đất miền Trung vẫn là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Ấn tượng khách phương xa khi đến miền Trung ngoài những danh lam thắng cảnh, những di sản văn hóa thế giới...còn có những món ăn ngon đậm đà gây thương nhớ. 1. Bánh canh cá lóc- Quảng Trị Là một món ăn dân dã nhưng rất độc đáo của người Quảng Trị khiến ai một lần thưởng thức cũng đều phải ngạc nhiên vì hương vị đặc trưng. Nhìn tô bánh canh bốc khói nghi ngút, thơm phức chắc chắn ai cũng phải thèm thuồng. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh canh cá lóc chỉ với bánh canh, thịt cá lóc, chút hành ớt. Sợi bánh canh được làm từ bột gạo tẻ và bột gạo lứt, thịt cá lóc luộc chín, lóc xương, rim vàng ươm. Xương cá được tận dụng giã nhuyễn cho vào nồi nước dùng để tạo vị ngon ngọt tự nhiên.
2. Cơm hến- Huế [caption id="attachment_59125" align="aligncenter" width="680"]

Cơm hến- Một thời của ẩm thực xứ kinh kỳ[/caption] Từng là món ẩm thực của xứ kinh kỳ, cơm hến là một trong những món ăn nổi tiếng, đặc trưng của xứ Huế. Cơm dùng để làm cơm hến là cơm nguội để qua đêm, hến xào kèm măng khô và thịt ba chỉ cắt sợi. Rau sống là thân chuối hoặc hoa chuối sắt thật mịn rồi trộn chung với môn, bạc hà, khế và rau thơm thái nhỏ. Ăn kèm cơm hến với đậu phộng, mừ rang, da heo chiên giòn, tóp mỡ, bánh tráng và đặc biệt không thể thiếu nước luộc hến để chan vào cơm
3. Bánh tráng cuốn thịt heo hai đầu da -Đà Nẵng Dùng thịt heo có hai đầu da luộc vừa tới, trắng thơm, mỡ trong và da mềm không bị khô. Khi ăn, bạn đặt miếng bánh tráng phơi sương lên dĩa bánh ướt, vuốt nhẹ để miếng bánh ướt dính vào bánh tráng rồi mới cho vào rau sống các loại. Chén mắm nêm để chấm được thêm gừng, sả, ớt, chanh càng làm món ăn đậm đà hương vị khó quên. Bạn sẽ thấy người ta thường dọn lên bánh tráng mè nướng để ăn kèm cho vui với món đặc sản này.
4. Cao lầu- Hội An Cao lầu là món ăn đã làm nên thương hiệu cho phố Hội. Khách du lịch các các
tour Hội An đều không bỏ lỡ việc thưởng thức món cao lầu này trong chuyến đi của mình. Cao lầu có ở nhiều nơi nhưng chỉ khi thưởng thức ở Hội An, thực khách mới cảm thấy đúng vị. Thành phần món ăn gồm sợi mì tươi, một ít sợi mì khô chiên giòn, xá xíu ít nước xắt lát, rau sống và sốt lấy từ nước luộc thịt.Sợi mì được làm công phu theo quy trình gạo thơm ngâm nước tro, lọc kỹ, xay, bòng, rã nước, nhồi, hấp nhiều lần rồi phơi khô. Khi ăn, mì được tráng qua nước sôi để giữ độ dai, giòn. Cao lầu Hội An phải dùng nước được lấy từ giếng Bá Lễ để vo gạo và ăn kèm với rau sống của làng rau Trà Quế thì mới ngon. Đó là điểm khác biệt của cao lầu Hội An mà không lẫn vào đâu được.
5. Cơm gà Tam Kỳ - Quảng Nam [caption id="attachment_59126" align="aligncenter" width="680"]

Tam Kỳ- Xứ sở của món cơm gà[/caption] Mảnh đất Quảng Nam nắng gió sản sinh ra món gà thịt chắc da mỏng, ăn kèm lát gừng cay, chút hành tím và cơm nấu nước dùng gà ngậy thơm. Không rõ món cơm gà nổi tiếng từ lúc nào nhưng nhắc đến Tam Kỳ, Quảng Nam là nhắc tới xứ sở của món cơm gà. Nguyên liệu chính là gà Tam Kỳ chính hiệu, loại gà thả trong sân, vất vả tìm thức ăn nên thịt chắc, da mỏng. Gà luộc chín, thịt săn mà vẫn mềm, thơm ngọt. Cơm ddwuocj anaus từ nước luộc gà nên thơm ngon, béo và có màu vàng rất bắt mắt.
6. Bún chả cá Quy Nhơn -Bình Định Tuy là món ăn đơn giản nhưng lại là nét đặc trưng ẩm thực của thành phố biển Quy Nhơn. Chả cá được chế biến từ những con cá tươi như cá thu, cá thửng, cá mối, cá rựa, cá chuồn. Nước lèo nấu bún không phải từ xương heo mà được ninh từ xương cá tươi cho thêm hành tím, quả thơm, nước trong veo, ngọt mà không bị tanh. Bún chả cá phải ăn kèm với đủ loại rau xanh gồm xà lách, hành, ngò, rau muống chẻ, bắp chuối thì mới ngon. Ở bất cứ ngõ ngách nào của Quy Nhơn, bạn đều có thể thưởng thức món bún chả cá bình dân mang đặc trưng phố biển này.
7. Bánh canh hẹ - Phú Yên Bánh canh ghẹ là một trong những đặc sản mà du khách nhất định phải thử khi đến với điểm du lịch mới nổi của miền Trung- Phú Yên. Bánh canh ghẹ không khác bánh canh chả cá của các nơi khác với chả cá và cọng bánh canh làm bặng bột gạo. Khác biệt duy nhất chính màu xanh mướt và vị cay nồng của hẹ thay vì hành ngò như các nơi khác.
8. Gỏi cá mai - Ninh Thuận [caption id="attachment_59127" align="aligncenter" width="680"]

Gỏi cá mai- Đặc sản của Ninh Thuận[/caption] Bên cạnh các món ăn đã nổi tiếng như bánh căn, bánh xèo, bánh canh, bánh hỏi… thì gỏi cá mai cũng là một đặc sản không thể bỏ qua khi đến vùng đất đầy nắng và gió Ninh Thuận. Chế biến món này đặc biệt ở chỗ là phải kỳ công và khéo léo, đặc biệt phải rút sạch xương nhỏ. Thịt cá được rửa bằng giấm cho chín tái, gừng cạo sạch vỏ, thái sợi mỏng, cắt hành tây thành lát mỏng, để ráo. Sau đó xếp cá tái lên đĩa, gừng, hành tây để một bên, rắc đậu phộng, hành phi lên trên. Người dân Ninh Thuận còn trộn thêm một ít thịt ba rọi luộc thái nhỏ để món ăn đặc biệt hơn.
9. Lẩu thả- Phan Thiết Một trong những điểm thu hút, khiến khách
du lịch Phan Thiết nhớ chính là ẩm thực đường phố. Trong đó lẩu tảh là một gợi ý tuyệt vời. Nguyên liệu chính làm nên món này là cá tươi, thường là cá mai, cá suốt hoặc cá đục. Sau khi lóc xương cẩn thận, cá được trụng (chần) và rửa sạch bằng nước chanh tươi để mất mùi tanh, rồi tẩm ướp sơ gia vị. Ngoài cá tươi được xếp ngay ngắn trên đĩa ở giữa, những nguyên liệu khác còn có trứng chiên, thịt luộc, rau sống, xoài và dưa leo. Bên cạnh mâm nguyên liệu còn có đĩa bún và một nồi nước lèo sôi sục kế bên. Khi ăn, bạn thả cá vào nước dùng cho chín mềm, gắp bún tươi vào tô, thêm các nguyên liệu khác vào.