Du lịch nước ngoài luôn là những trải nghiệm mới lạ tại một nền văn hóa, ẩm thực, tôn giáo khác biệt so với quê nhà và bạn cũng cần có những bước chuẩn bị để luôn là một du khách hiểu biết, thân thiện.
Dùng sai ký hiệu tay có thể đưa bạn vào rắc rối

Tại mỗi quốc gia đều có những ký hiệu tay thay cho lời nói, đấy là một trong những điều cần chú ý khi đi du lịch nước ngoài, bạn nên cẩn trọng trong việc sử dụng chúng, đặc biệt là đối diện với những người bồi bàn, mở cửa hay tiếp tân khách sạn, người phục vụ bàn hỏi về món thịt bò, bạn đưa tay ra dấu OK với ngón trỏ và ngón cái chạm vào nhau thành vòng tròn, vậy là bạn vừa xúc phạm anh ta đấy!
Bạn có muốn chạm vào người khác
Chạm vào người đối diện hay giữ khoảng cách cũng là điều nên lưu ý khi du lịch nước ngoài. Người châu Âu và Mỹ thường ôm nhau hoặc bắt tay khi gặp mặt còn nhiều nước châu Á và châu Phi thù không có thói quen đó. Tại Ý và Pháp, giữ mắt nhìn vào nhau khi nói chuyện và việc chạm vào nhau được xem là lịch sự hơn bỏ tay vào túi quần hay khoác vai người khác. Tuy vậy, tại Trung Quốc và Đức đó chưa hẳn là điều tốt. Còn tại một số nền văn hóa khách như Nigeria, nhìn liên tục vào mắt người ta có thể được coi như bạn đang muốn gây hấn hay đe dọa. Kinh nghiệm là quan sát người bản địa và đọc về thói quen chào hỏi, trò chuyện của họ trước khi bạn lên đường.
Cẩn thận với phép lịch sự trên bàn ăn

Chống khuỷu tay lên bàn? Vét sạch đĩa ăn như mẹ bạn vẫn từng dặn dò? Hãy khoan! Ẩm thực là một nét văn hóa và điều đó làm cho thế giới này trở nên hấp dẫn cũng như phức tạp. Tại Trung Đông, Ấn Độ và một phần của châu Phi, tránh chống cùi chỏ lên bàn là chưa đủ, bạn không nên chạm vào bất cứ thứ gì trên bàn ăn với tay trái (được coi là không sạch sẽ). Tại Pháp, bạn sẽ lịch sự hơn khi đặt bánh mì lên bàn thay vì lên đĩa ăn. Húp mì sì sụp ở Nhật không bị coi là bất lịch sự bởi mọi người đều làm thế. Tại Brazil và Chile không nên ăn bất cứ thứ gì bằng tay kể cả khoai tây chiên. Tại Ý và Cuba, đặt dao ăn về phía bên tay phải có nghĩa là bạn đã ăn xong nhưng Tây Ban Nha bạn nhớ đặt nó hẳn lên trên đĩa để bảo rằng mình kết thúc món. Ở Ecuador, nếu bạn vét sạch đồ ăn trong đĩa bạn sẽ được phục vụ đĩa thứ 2 nhưng ở Peru, đó chỉ là phép lịch sự thông thường. Tại Mỹ, khi ăn tối cùng gia chủ hay nhóm, bạn nên chờ người lớn tuổi nhất hay chủ nhân ngồi và đồng thời cho họ bắt đầu dùng món trước. Điều này bạn cần chú ý khi du lịch nước ngoài ở bất kỳ đâu nhé.
Nâng ly, không nhanh đến thế!
Thật ra không hẳn ở đâu bạn cũng có thể nâng ly và hô "zô" như ở nhà. Tại Nga, nếu ai đó mời bạn ly vodka, lịch sự nhất là uống cạn một cách nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng không nên từ chối khi được mời uống sake ở Nhật. Tại vài đất nước như Thụy Sĩ, bạn sẽ bị coi là bất lịch sự nếu không chờ mọi người nâng cốc. Các quốc gia hồi giáo ở Trung Đông sẽ không chào đón du khách mang bia rượu ra đường và nâng ly/lon một cách ồn ào và thậm chí bạn khó có thể tìm thấy những đồ uống có cồn tại đây. Nên cẩn trọng hơn với những lưu ý khi du lịch nước ngoài này nhé.
Tip đúng chỗ

Bạn sẽ không thể rời nhà hàng ở Mỹ mà không để lại ít nhất 15% tiền tip trên hóa đơn những tại ở nhiefu nơi bạn không cần tiền tip và thậm chí tip là xúc phạm những người phục vụ đang làm việc tại đó như Nhật, Úc và Brazil. Để lại 5 - 10% số tiền ghi trên hóa đơn tại Ý, Pháp và Đức nếu bạn cảm thấy được phục vụ tốt. Để lại 10 - 15% tại Ai Cập, Nam Phi, Nga và Hồng Kông.
Không nên đánh giá thấp sức ảnh hưởng của ngôn ngữ cơ thể
Điều lưu ý khi du lịch nước ngoài mà du khách cần chú ý là việc tại Thụy Sĩ, bỏ tay vào túi quần và nhìn bâng quơ khi nói chuyện được xem là bất lịch sự. Đến Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ không có gì lạ nếu hai người cùng giới nắm tay. Tại vài quốc gia, bạn được khuyên không bắt chéo chân tại phần mắt cá, còn những quốc gia khác như Ả Rập Saudi thì bắt chéo chân qua đầu gối được xem là cấm kỵ. Bạn đã quen với việc bỏ dép ra khi vào nhà của một số quốc gia Đông Nam Á nhưng trong thế giới Hồi giáo, để hở gót chân ra là bất lịch sự.
Mặc đẹp để thành công
Mang theo một bộ quần áo kèm giày tươm tất không bao giờ là thừa bởi bạn sẽ có thể muốn vào nhà hát opera xem nhạc kịch, ăn tối trong nhà hàng đẳng cấp, ghé nhảy múa và thư giãn tại vũ trường toàn ngôi sao. Những hãng hàng không và khách sạn cũng sẽ nghĩ đến việc upgrade (nâng hạng) cho các khách hàng ăn vận tương đối "doanh nhân" khi họ bị đầy chỗ ở các ghế/phòng thông thường.
Không nhắc đến chiến tranh hay bàn luận về chính trị

Bạn có thể thể hiện hiểu biết của mình và quan điểm chính trị tại một nơi thích hợp hơn là trên đường đi du lịch. Rất nhiều các quốc gia mà người dân khá nhạy cảm với những vấn đề về chiến tranh hay chính trị, tôn giáo, nhân quyền... Giữ thái độ trung hòa và tập trung vào mục đích du lịch hơn là bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh.
Học những từ ngữ "màu nhiệm"
Trước khi chuẩn bị đầy đủ hành trang để đi du lịch, một trong những điều bạn cần chú ý hơn khi du lịch nước ngoài là hãy làm quen và kết thân với người bản địa bằng cách học ngôn ngữ của họ với những từ đơn giản như: Xin chào, tạm biệt, vui lòng, cảm ơn, xin lỗi, toilet ở đâu... Bạn sẽ chỉ mất vài phút để nhớ trong khi ngồi trên máy bay, tàu hỏa, xe bus hay sau khi đén nơi, thế giới xung quanh đã sẵn sàng cho bạn thực hành và trải nghiệm.
Theo: TNTS