Những điều cấm kỵ trong bữa ăn ở nước ngoài

13/09/2022

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết
Mỗi khi du lịch tới một vùng đất mới thì việc lưu ý tới những phong tục địa phương là một điều vô cùng quan trọng, nhất những điều cấm kỵ. Trong bài viết này Top Ten Travel sẽ mang tới cho bạn những thông tin hữa ích về bữa ăn của người nước ngoài, hy vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho chuyến đi của bạn thêm tốt đẹp. Dùng điện thoại khi ăn Thói quen dùng điện thoại khi ăn xuất hiện rất nhiều. Chúng ta sẽ rất dễ thấy trên một bàn ăn trong nhà hàng hay đám bạn đang ngồi uống nước luôn có những bạn chỉ chăm chăm vào chiếc điện thoại của mình. Hành động này rất bất lịch sự bởi người ta mời bạn đi ăn, đi uống và trò chuyện với nhau chứ có phải để bạn bấm điện thoại đâu. Ngoài ra đặt điện thoại trên bàn cũng không nên vì câu chuyện có thể bị cắt ngang chỉ vì màn hình điện thoại sáng lên. Việc sử dụng điện thoại khi ăn được xem là hành động này rất bất lịch sự Sử dụng đũa Người dân châu Á sử dụng đũa trong tất cả các bữa ăn thường nhật của mình. Văn hóa gắp thức ăn bằng đũa cũng có từ rất lâu đời ở các quốc gia này và nó cũng có nhiều cấm kỵ mà không phải ai cũng biết. Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam đều rất kiêng việc cắm thẳng đũa vào bát cơm. Đây được xem là một điềm gở đại kỵ bởi nó gợi nhắc đến chuyện tang tóc. Theo phong tục của các quốc gia này, bát cơm xới đầy cùng chiếc đũa cắm bên trên giống như nghi lễ cúng cơm cho người đã khuất, với chiếc đũa giống như cây nhang. Đũa thường phải để nằ ngang chứ tuyết đối không được cắm lên Những khách phương Tây có kinh nghiệm du lịch nước ngoài còn nhận ra rằng, người dân châu Á cũng rất kiêng việc gắp nối đũa, tức là chuyền thức ăn từ đũa người này sang đũa người khác. Bởi lẽ, hành động này gợi nhắc đến nghi thức hỏa táng của người đã chết. Bạn nên đặt món ăn xuống đĩa hay bát người đối diện thay vì nối đũa. Do đó, khi du lịch ở Nhật Bản hay bất kỳ nước nào khác bạn cũng cần nhớ không phạm phải những quy tắc này. Ăn bằng tay Dù cũng ở châu Á nhưng Ấn Độ lại mang những nét văn hóa rất khác, đặc biệt là trong việc ăn uống. Một trong những đặc trưng điển hình của ẩm thực Ấn chính là thói quen ăn bốc bằng tay. Người Ấn không dùng dao nĩa như người châu Âu, cũng không dùng đũa thìa như đa số người dân tại các nước châu Á mà dùng tay để ăn trực tiếp. Theo văn hóa Ấn Độ, đồ ăn đều do đấng tối cao ban cho người phàm trần nên chúng phải được đón nhận bằng tay với tất cả sự thành kính. Không chỉ Ấn Độ, một số quốc gia ảnh hưởng của Hồi giáo sâu đậm như Indonesia, các quốc gia ở Trung Đông hay châu Phi cũng có phong tục ăn bốc. Ẩm thực Ấn chính là thói quen ăn bốc bằng tay Họ sẽ cầm đĩa bằng tay trái và ăn bằng tay phải. Nguyên tắc này phải tuyệt đối chấp hành, ngay cả khi người đó thuận tay trái, hay khi phải ăn những món dạng lỏng. Bởi lẽ, người ta quan niệm rằng, tay phải mới là tay “sạch sẽ”, đại diện cho lẽ phải và điều thiện. Nếu ăn bằng tay trái sẽ là điều cấm kỵ bởi nó đại diện cho cái xấu xa, dơ bẩn, không thể sử dụng để đón nhận thức ăn do bề trên ban cho. Ăn cá Khi du lịch ở Trung Quốc, đặc biệt là khu vực phía Nam đại lục và Hong Kong, bạn sẽ nhận ra người dân nơi này không bao giờ lật cá khi thưởng thức bữa ăn. Họ sẽ gỡ hết thịt cá ở một mặt, sau đó gỡ phần xương sống ở giữa và tiếp tục ăn ở mặt dưới. Điều này xuất phát từ phong tục của những người dân đi biển. Con cá được xem biểu tượng thiêng liêng của những người ngư dân và hành động lật cá sẽ gợi liên tưởng đến việc bị lật thuyền khi ra khơi. Dần dần, thói quen này lan sang cả những khu vực không có ngư dân sinh sống. Người ta tin rằng, lật cá bao hàm ý nghĩa không may mắn, làm ăn thất bát, xui rủi hoặc thường xuyên bị lật kèo. Hành động lật cá sẽ gợi liên tưởng đến việc bị lật thuyền khi ra khơi Uống rượu Một trong những đặc điểm nổi bật của văn hóa ẩm thực Hàn Quốc chính là việc coi trọng phép tắc kính trên nhường dưới. Đặc biệt là trong việc uống rượu. Trong bàn ăn, người trẻ tuổi hơn luôn phải mời rượu người lớn tuổi trước. Khi người này mời lại, bạn phải nhận lại ly rượu bằng cả hai tay để thể hiện sự tôn trọng với người trên rồi quay đầu uống một cách kín đáo. Nếu muốn xin tiếp phải tiếp tục đưa bằng 2 tay và hơi cúi người. Điều này được coi là phép lịch sự cơ bản nhất trong ăn uống và là lưu ý quan trọng mà bạn cần nhớ khi đi du lịch ở Hàn Quốc. Nhận ly rượu bằng 2 tay sẽ thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với người đối diện Không tạo tiếng ồn khi ăn Không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước khác, mọi người đều cảm thấy khá khó chịu khi nghe thấy tiếng húp thức ăn soàm soạp và chứng kiến người đối diện nhai nhồm nhoàm đồ ăn trong miệng. Theo các phép tắc hành xử trên bàn ăn mà cha ông ta để lại, ăn mà mở miệng không chỉ bất lịch sự mà còn gây ảnh hưởng tới người xung quanh. Tiếng soàm soạp phát ra khi uống trà, súp hay các đồ uống khác cũng bị coi là khiếm nhã. Ăn hết sạch đồ ăn Các quốc gia châu Á dường như có khá nhiều điều cấm kỵ trong ẩm thực hơn những nước phương Tây. Ví dụ như tại Trung Quốc, họ còn kiêng cả việc ăn hết sạch đồ ăn trong đĩa. Một chiếc đĩa sạch nhẵn mang hàm ý trách móc gia chủ để bạn bị đói hoặc keo kiệt không tiếp khách chu đáo. Việc ăn hết sạch, nhất là với phụ nữ cũng được coi là thiếu ý tứ. Trong khi ở các quốc gia phương Tây, việc ăn hết khẩu phần của mình lại là một hành động văn minh, tôn trọng đầu bếp. Nếu bạn để chiếc đĩa sạch nhẵn thì chính là mang hàm ý trách móc gia chủ để bạn bị đói Theo kinh nghiệm du lịch khám phá nước ngoài khi bạn được chủ nhà mời cơm, bạn nên chừa lại chút ít dù món ăn có ngon cỡ nào. Tất nhiên là chỉ chút ít thôi để tránh lãng phí đồ ăn. Ẩm thực là một phần văn hóa của các quốc gia. Có những việc ở nơi này là bình thường nhưng sang nơi khác lại mang ý nghĩa không hay. Bạn hãy lưu ý thật kỹ các nguyên tắc này trước khi bắt đầu chuyến hành trình nhé.

--> XEM THÊM TOUR DU LỊCH NƯỚC NGOÀI TẠI ĐÂY

Tiên Tiên