Thưởng trà là một nét văn hóa của người Á Đông. Uống trà thể hiện phong thái ung dung, cảm vị trà cũng chính là cảm hương vị của cuộc đời. Nhấp vào đắng lưỡi nhưng nuốt vào lại ngọt và thơm. Cũng giống như cuộc đời của mỗi con người trần tục, trải qua bao khó khăn và hoạn nạn mới tìm được chốn bình yên, trải qua bao khổ luyện mới được hưởng vinh hoa ngọt bùi. Mặc dù đã thưởng trà của hầu hết các nước Á Đông nhưng riêng với Hàn Quốc, việc thưởng thức trà tại xứ sở kim chi này là niềm mong mỏi của nhiều du khách trong tour du lịch Hàn Quốc hằng năm.
Nhà phê bình văn học Nhật Bản đương đại nhận xét rằng: “Trà – biểu tượng của văn hóa Viễn Đông, được đem sang trồng ở phương Tây”, trà là sự gặp gỡ giữa Viễn Đông với phương Tây. Trong văn hóa Hàn Quốc, trà không chỉ đơn thuần với tư cách là một trong những nhân tố văn hóa độc đáo của cả khu vực, mà còn là biểu tượng của sự thanh tao, một cốt cách đáng kính trọng của con người.
[caption id="attachment_38316" align="aligncenter" width="500"]
Vườn trà Hàn Quốc[/caption]
Với riêng đất nước Hàn Quốc, trà được sử dụng lần đầu tiên trong các nghi lễ thờ cúng tổ tiên từ năm 661. Theo quan niệm xưa, trà được làm ra chính là linh hồn của Kong Soro, người sáng lập ra Vương Quốc Kaya (42 – 562 sau công nguyên). Sách KoryO Dynasty (918 – 1392) cho biết trà được làm ra bởi các nhà sư trong những ngôi đền của Phật Pháp.
Không riêng gì Hàn Quốc mà hầu hết các quốc gia ở châu Á, trà đã đi vào đời sống thường ngày của người dân bản địa, trà len lõi vào từng lời thơ, trà bám mình vào từng câu hát, trà hòa mình vào các lễ hội ẩm thực... Thiếu trà là thiếu đi cái dư vị chát - ngọt của cuộc đời. Ở Việt Nam, trà gắn liền với từng bậc cao niên, gắn luôn với các hội thơ, trà trở thành một người bạn tâm giao, hòa hợp với con người tự lúc nào không hay. Tết đến xuân về mà không có ấm trà, coi như thiếu mất một phần quan trọng của hương vị ngày tết. Với Việt Nam chúng ta là thế, còn với Hàn Quốc, liệu hương vị và chất thanh tao vốn có của nó có được nâng lên một tầm cao mới hay không?
[caption id="attachment_38317" align="aligncenter" width="500"]
Văn hóa thưởng trà Hàn Quốc[/caption]
Bàn về nghi lễ thưởng trà của các quốc gia châu Á, các nhà nghiên cứu về trà và phong cách thưởng trà đã cho thấy nhiều điểm khác biệt từ mỗi vùng văn hóa khác nhau. Với Hàn Quốc, nghi lễ thưởng trà ở Hàn Quốc có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng dưới sự tiếp nhận sáng tạo, người thưởng thức mang phong cách riêng của văn hóa Hàn Quốc với nghi lễ tìm kiếm sự thư giãn và hài hoà của nền văn hoá Hàn Quốc hiện đại.
Không gian trà phải được sắp xếp trong bầu không khí thật sự thanh nhã, gần gũi với thiên nhiên. Một nét đặc trưng trong phong cách thưởng trà trong văn hóa Hàn Quốc là còn ở trà cụ. Mỗi vật dụng để pha trà, thưởng trà cũng góp phần quyết định đến trà phong (phong cách uống trà). Tuỳ thuộc từng mùa trong năm mà nghệ nhân trà dùng các chất liệu trà cụ khác nhau. Trà cụ mùa hè gồm những bát kiểu “katade” có miệng rộng để nước trà nóng mau nguội. Mùa thu và đông kiểu bát “irabo” giữ được nhiệt của nước trà vì phải uống nóng. Chất liệu chủ yếu của các trà cụ là gốm sứ và kim loại với các kiểu dáng đơn giản nhưng thanh thoát, phản ánh sự gắn kết hoà thuận với thiên nhiên. Nổi bật là những trà cụ làm bằng gốm tráng men mà đến nay người ta vẫn ưa dùng tạo thành một phong cách – phong cách gốm Hagi trong văn hóa Hàn Quốc.
[caption id="attachment_38318" align="aligncenter" width="500"]
Phong cách pha trà Hàn Quốc[/caption]
Khác với Trung Hoa đánh giá chất lượng trà cụ bằng âm thanh gõ chén, bát thì tiêu chí đánh giá của trà cụ Hàn Quốc lại phụ thuộc vào mẫu mã, đường nét màu sắc, cảm xúc của người nghệ nhân. Ngay từ những buổi đầu đến với văn hoá trà, trà phong trong văn hóa Hàn Quốc đã thể hiện sự gắn kết giản dị và tự nhiên chất phác với ít nghi lễ, ít độc đoán, nhiều tự do hơn cho thư giãn và nhiều sáng tạo trong cách thưởng thức nhiều loại trà, trà cụ và đàm thoại. Chính từ đặc điểm đó ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành sự phong phú đa dạng trong cách bố trí trà thất đậm nét văn hóa Hàn Quốc.
Một buổi tiệc trà của Hàn Quốc được thực hiện theo nguyên tắc của bốn điều: “Hoà – Kính – Thanh – Tịnh”. Chính vì thế luôn tồn tại nền văn hóa thưởng trà thanh lịch, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi Trung Hoa hay Nhật Bản như suy nghĩ của nhiều người. Trà đồng nghĩa với sự tỉnh táo, thư giãn, tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác.
Trong phương pháp pha trà Hàn Quốc, nước pha trà bắt buộc phải dùng nước suối, bởi họ cho rằng nước suối là nước tinh khiết, bắt nguồn từ thiên nhiên nên giữ được vị nồng ấm tươi ngon của trà. Nước pha trà là nước suối mới lấy về, nước càng đầu nguồn vị trà càng ngon, nước phải được đun sôi bằng củi.
[caption id="attachment_38319" align="aligncenter" width="500"]
Trà cụ Hàn Quốc[/caption]
Theo quan niệm trong văn hóa Hàn Quốc, cách pha trà thể hiện tâm thái của người pha. Người pha trà ngồi giữa bàn trà thật thoải mái, tập trung tâm ý vào việc pha trà sao cho người khách cảm nhận được thành ý của mình. Trước khi uống trà người chủ nhà tráng chén trà bằng nước của một chiếc ấm đun sôi sủi lăn tăn, như một biểu hiện nhiều may mắn. Chủ nhà lần lượt tráng ấm trà, đến chén tống, chén quân, sau đó cho trà xanh vào ấm, rót một lượt nước nóng lên trà với ý định rửa sạch bụi bặm rồi nhanh chóng đổ nước đầu đi. Việc đổ nước đầu phải căn đúng thời gian, nếu để lâu thì trà sẽ bị mất vị. Tuỳ thuộc vào mùa hái lá trà mà tính thời gian cho trà ngấm vào chén. Với lá hái tháng sáu thì phải để lâu hơn lá hai tháng tư một chút.
Hàn Quốc có ít nhất 15 loại tiệc trà nổi tiếng, trong đó có:
Tiệc trà Đời Joseon tổ chức hàng năm trong triều đình
Tiệc trà đặc biệt Đời Joseon để đón khách nước ngoài, phái đoàn ngoại quốc hay đám cưới triều đình
Tiệc trà của Hoàng Hậu đặc biệt cho buổi truyền hình nhiều tập Korea dành cho bạn bè, gia dình, tuỳ tùng gồm riêng phái nữ, nhưng thường có cả Hoàng tử.
Viện Văn hoá trà Panyaro ở Korea chuyên trách phổ cập các nghi lễ tiệc trà hiện đại được thành lập bởi Danh nhân trà Hyodang, người đã dành suốt cả cuộc đời 60 năm để nghiên cứu những lời khuyến cáo của Danh nhân văn hoá Wonhyo dùng trà trong ngồi Thiền. Hyodang đã đóng góp nhiều công lao vào Văn hoá trà Korea bằng cuốn sách “ Văn hoá trà Korea ”, phương pháp pha trà xanh Korea gọi là Panyaro, và Hiệp Hội chè Korea đầu tiên. Năm 1981 Viện Panyaro ra mắt công chúng và năm 1995 đã tổ chức khoá học đầu tiên về tổ chức bữa tiệc trà. Sau đó đã hoạt động mở lớp học hàng năm cho những người dân yêu thích uống trà.
Một nét đặc biệt nữa trong việc thưởng trà của văn hóa Hàn Quốc là sự kết hợp hài hoà với văn hoá Thiền Seon, tạo ra một nét rất riêng, rất khác biệt với các quốc gia lân cận. Bữa tiệc trà diễn ra chậm rãi, thanh thoát, có khi kéo dài vài tiếng đồng hồ. Bên bộ ấm chén đẹp, lời nói thong thả, lịch thiệp, động tác tao nhã, uống chầm chậm từng ngụm nhỏ. Người uống trà, dường như đang xa lánh thế giới trần tục, giao cảm với thế giới vĩnh hằng, lãng quên những mối lo âu và xáo trộn, hướng tới những giá trị tuyệt đối.
Khi được hỏi về phong cách uống trà của người Hàn Quốc, một vị khách trong đoàn du lịch Hàn Quốc của Top Ten Travel hào hứng: "Tôi đã thưởng thức trà cũng như trải nghiệm phong cách uống trà của các nước như Nhật Bản, Trung Quốc và cả Việt Nam, nhưng khi tới Hàn Quốc, phong cách thưởng trà ở đây rất đặc biệt, có trực tiếp trải nghiệm thì các bạn mới biết được nó độc đáo như thế nào".
Thái An - Top Ten Travel _ du lịch Hàn Quốc