Bạn có dám từ bỏ một công việc ổn định tại một công ty lớn lúc đang mang thai 4 tháng đứa con đầu lòng để gia nhập một công ty mới toanh trong một lĩnh vực cũng đang chưa biết tương lai thế nào? Cách đây 15 năm, người phụ nữ đó đã dám xả thân và quyết định táo bạo đó đã mang lại cho bà một vị trí mà ai cũng ao ước...
Nhìn xa trông rộng
Năm 2006, khi Google chi ra 1,6 tỉ USD để mua
kênh YouTube vốn có con số doanh thu hằng năm chỉ ở con số 15 triệu USD, nhiều chuyên gia tỏ ra kinh ngạc. Một công ty đang phát triển mạnh trên nền tảng thuật toán siêu thông minh sẽ làm gì với nền tảng chia sẻ video trực tuyến vốn chỉ mua vui cho một thú vui chung như thế? Các nhà quảng cáo lớn liệu có chịu đổ tiền vào kênh này khi thời đó máy tính chạy như rùa nếu bạn mở video? Tuy nhiên, tất cả những ai ngờ vực thương vụ này đều bị liệt vào nhóm thiển cận. Nào là đường truyền băng thông rộng, wifi, điện thoại thông minh, máy tính bảng cứ thế lần lượt ra đời, chuyện xem video trực tuyến chẳng khác gì cơm bữa. Các công ty giải trí, các liên đoàn thể thao chuyên nghiệp, các sự kiện âm nhạc đình đám đổ xô đến
YouTube, xem đây là kênh phát hành không thể bỏ qua. Và các nhà quảng cáo ngay lập tức bám theo.
Kênh YouTube
Không ai khác ngoài
Susan Wojcicki đã nhìn thấy được xu hướng này trong lúc những người khác còn đang ngờ vực. Năm đó, Susan đang phụ trách Google Video và bà đã đề xuất mua lại đối thủ YouTube thay vì cạnh tranh với nó, để rồi chỉ trong vòng vài năm YouTube đã trở thành "kẻ hủy diệt đối" với nghành quảng cáo truyền thống. Theo công ty nghiên cứu eMarketer.
YouTube ẵm gọn 20% thị phần quảng cáo video trực tuyến năm 2013, đạt doanh thu 5,6 tỉ USD, tăng 50% so với một năm trước đó.
Đứng đằng sau vụ mua bán quá hời này năm 2008 nhưng đến tháng 2.2014
Susan Wojcicki mới chính thức bước vào vùng sáng khi được bổ nhiệm làm CEO của YouTube. Cái tên Susan trước đó được tờ The San Jose Wojcicki trở nên phổ biến hơn. Bởi
Susan Wojcicki trước đó được tờ The San Jose Mercury News gắn cho danh hiệu "Người quan trọng nhất của Google mà bạn chưa từng nghe đến". Bởi lúc đó người phụ nữ nổi bật nhất ở Google chính là Marissa Mayer - CEO hiện tại của Yahoo! Một cựu đồng nghiệp khác của Susan là Sheryl Sandberg - CEO hiện tại của Facebook cũng nổi tiếng hơn lúc bà còn làm việc cho Google.
Susan Wojcicki
Đây chỉ là sự so sánh về độ khuếch trương tên tuổi chứ về tài năng và sự đóng góp thì Susan không hề kém cạnh.
Susan Wojcicki 45 tuổi, Marissa Mayer 38 tuổi và Sheryl Sandberg 44 tuổi từng tạo nên một dàn lãnh đạo nữ của Google mà không tập đoàn nào có thể sánh được. Dù đã mỗi người một nơi nhưng năm nay họ lại tiếp tục "tụ họp" trong Danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2014 mà tạp chí Forbes vừa phát hành.
Với hạng 12 năm 2014,
Susan Wojcicki đã vượt 18 bậc so với năm 2013 - một ghi nhận xứng đáng cho "mối tình" 15 năm của Susan với hai nhà sáng lập Google là Sergey Brin và Larry Page khi họ chỉ là những anh chàng mới trẻ tuổi đang ấp ủ một kế hoạch táo bạo chứ không phải là những tỉ phú như bây giờ. "Trụ sở" đầu tiên của Google chính là garage trong nhà của Susan ở Palo Alto (California - Mỹ).
Google
Năm 2008,
Susan Wojcicki cho 2 anh chàng đang theo học tiến sĩ Đại học Stanford thuê Garage để bớt gánh nặng tiền bạc. Bà chủ nhà lúc đó vẫn còn đang lơ lửng với 2 ước muốn lớn nhất của cuộc đời: sinh 4 đứa con và làm điều gì đó thật ý nghĩa và điều gì đó thật khác người. Và bà chủ nhà 30 tuổi đang mang bầu 4 tháng đã bị hai thanh niên ấy "hớp hồn". "Những gì họ đang làm rất thú vị và tôi muốn là một phần của dự án ấy". Thế là
Susan Wojcicki bỏ ngang công việc ở Intel năm 1999 và bước chân vào lĩnh vực công nghệ vào thời điểm hiếm phụ nữ tham gia. "Khi tôi bắt đầu thấy thích thú với công nghệ, hầu hết mọi người đều không hiểu tại sao. Người ta phản ứng: sao cô lại muốn ngồi trước máy tính suốt cả ngày. Cô là người sáng tạo, là người của các mối quan hệ xã hội, tại sao lại muốn bước vào một lĩnh vực liên quan đến máy tính. Nhưng riêng tôi, tôi lại thấy rằng thế giới công nghệ là nơi tôi có thể xây dựng được những thứ mà mọi người trên khắp thế giới có thể sử dụng được",
Susan Wojcicki kể lại.
Một gia đình quyền lực
Cái máu phiêu lưu ký ấy,
Susan Wojcicki thừa nhận là bà thu hưởng từ cha mình - Giáo sư vật lý Đại học Stanford, ông Stanley Wojcicki. Năm Stanley 12 tuổi, ông đã len một chiếc thuyền rời bỏ quê hương Ba Lan để đến Thụy Điển mà không có cha (một cựu bộ trưởng) bên cạnh. Lúc cả nhà lên tàu, họ được thông báo là chỉ còn 3 ghế trống nên người cha quyết định ở lại, để vợ và 2 con được đi để rồi từ đó ông Stanley bắt đầu một hành trình mà mãi mãi không có cha bên cạnh.
Gia đình Susan Wojcicki
May mắn hơn cha mình,
Susan Wojcicki luôn có cha mẹ là người đồng hành và là những người ủng hộ bà cùng 2 người em gái theo đuổi sự nghiệp trong những lĩnh vực mà bị người đàn ông "thống trị". "Bao quanh chị em chúng tôi là những người luôn say mê với công việc họ chọn và cống hiến hết mình. Điều này đã tác động đến chúng tôi khi lựa chọn những lĩnh vực mà chúng tôi biết rằng mình có thể toàn tâm toàn ý cho nó", Susan giải thích. Ngoài ra, Susan còn chịu ảnh hưởng lớn từ mẹ, bà Esther. "Là một người mang dòng máu Nga - Do Thái, nhà báo/nhà sư phạm Esther từng tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu mối tương quan giữa giáo dục và công nghệ. Bà ấy sẵn sàng đóng vai trò người kích động quần chúng, luôn luôn giải thích cặn kẽ mỗi lúc chúng tôi đặt câu hỏi và thường xuyên chọn cách làm không theo truyền thống. Nếu chúng tôi luôn được tự do làm những điều không giống ai",
Susan Wojcicki cho biết.
Với cách nuôi dưỡng và giáo dục con cái hiện đại đó, ông bà Wojcicki đã được đền đáp khi cả ba cô con gái đều thành công. Ngoài chị cả
Susan Wojcicki, Janet đang ổn định công việc của một nhà nghiên cứu, một bác sĩ nhi từng dành học bổng Fulbright trong khi cô em út Anne cũng nổi lên với vai trò thành lập công ty 23andMe trong nghành công nghệ sinh học. Còn
Susan Wojcicki thì đạt được cả hai ước mơ lớn của mình là có 4 đứa con và trở thành 1 trong 6 CEO nữ trong top 100 công ty công nghệ ở Mỹ.
Thái An
Theo: TNTS