“Người Nhật ăn gì vào ngày Tết cổ truyền?” là thắc mắc chung của rất nhiều du khách mỗi khi đi du lịch Nhật Bản dịp năm mới. Giống như Việt Nam, bàn tiệc những ngày đầu năm cũng được người dân xứ sở hoa anh đào chuẩn bị chu toàn với rất nhiều món ngon phong phú và hấp dẫn, nhằm tỏ lòng biết ơn cũng như cầu chúc một năm mới thật sung túc và ấm no. Nào, theo chân Top Ten Travel khám phá xem mâm cơm ngày Tết của người Nhật có gì bạn nhé!

1. Osechi Ryori
Nhắc đến bàn tiệc ngày Tết của người dân Nhật Bản, chắc chắn không thể không nhắc đến Osechi Ryori - món ăn truyền thống đặc biệt được yêu thích vào những ngày đầu năm mới. Không chỉ làm phong phú thêm cho bữa tiệc tân niên, từng món ăn trong Osechi Ryori đều tượng trưng cho những ước muốn riêng, gián tiếp thể hiện văn hóa, con người cũng như những quan niệm sống sâu sắc của người dân xứ sở hoa anh đào.

Osechi Ryori thường được phục vụ trong một chiếc hộp sơn mài có nhiều tầng cực kỳ sang trọng được gọi là Jubako, với rất nhiều món ngon phong phú và hấp dẫn như: Kazunoko - Trứng cá trích, Ebi no Umani - Tôm luộc, Datemaki - Trứng cuộn ngọt, Su Renkon - Củ sen muối, Tazukuri - Cá cơm khô,...
Từng món ăn trong Osechi Ryori thường có nhiều màu sắc khác nhau với ý nghĩa sẽ mang đến nhiều điều tốt lành và may mắn trong năm mới. Chính vì lẽ đó mà ngay từ xa xưa, món ngon này đã được xem là món lễ vật quý báu để dâng lên các vị thần.

2. Ozoni - Súp bánh nếp
Bên cạnh Osechi, Ozoni hay Súp bánh nếp cũng là món ngon truyền thống được thưởng thức vào buổi sáng đầu tiên của năm mới tại Nhật Bản. Ozoni là món canh được nấu từ bánh nếp Omochi nướng, thịt gà, đậu hũ và các loại rau củ như rau bina,... và chắc chắn không thể thiếu phần nước dùng dashi. Tùy theo từng vùng, từng địa phương cụ thể cũng như khẩu vị riêng của mỗi gia đình mà nguyên liệu của món súp bánh nếp sẽ thay đổi khác nhau. Không chỉ thơm ngon hấp dẫn, Ozoni còn là một món ngon cực kỳ bổ dưỡng cho sức khỏe, giúp mang lại sự thịnh vượng và hạnh phúc cho con người trong năm mới.

3. Toshikoshi Soba - Mì trường thọ
Khác với Ozoni, loại mì Toshikoshi Soba thường được người dân xứ sở hoa anh đào thưởng thức ngay vào đêm giao thừa. Tục lệ này được cho là đã xuất phát từ khoảng 800 năm trước, khi một ngôi chùa phát mì cho những người dân nghèo vào dịp đầu năm. Đến thời Edo, món mì trường thọ đã trở thành món ăn truyền thống phổ biến và được ưa chuộng khắp cả nước. Vậy nên nếu có dịp đi du lịch Nhật Bản vào thời điểm này đừng quên gọi ngay cho mình một bát mì trường thọ hấp dẫn này nhé!

Không những dễ tiêu hóa, món mì làm từ kiều mạch không dai, có kết cấu khá dễ cắn. Người Nhật Bản tin rằng khi ăn mì trường thọ sẽ có thể kết thúc năm cũ, tránh những điều xui rủi trong năm cũ kéo dài dai dẳng sang năm mới.
Ngoài ra, hình dạng mỏng và dài của sợi mì Toshikoshi Soba cũng tượng trưng cho một cuộc sống khỏe mạnh và dài lâu. Thưởng thức một bát mì Toshikoshi Soba vào đêm tất niên từ lâu đã trở thành thông lệ không thể thiếu tại đất nước mặt trời mọc.

4. Mochi - Bánh gạo
Khi đi tour Nhật Bản, du khách có thể thưởng thức vô số các loại bánh Mochi khác nhau, đa dạng từ nhân ngọt cho đến nhân mặn. Đối với các món mặn, Mochi thường được sử dụng làm topping trong món súp bánh nếp Ozoni, mì Udon nóng hoặc cũng có thể làm phần nhân bên trong Okonomiyaki - món ngon được nhận định là bánh xèo phiên bản Nhật Bản.

Còn đối với các món ngọt, du khách sẽ có thể dễ dàng tìm thấy kem Mochi, Zenzai (hay Oshiruko - món súp đậu đỏ ngọt), Mochi chấm đường, dâu Daifuku (những quả dâu chín mọng được bọc kín trong một lớp bánh Mochi),... Dịp năm mới chắc chắn sẽ là thời điểm lý tưởng để bạn có thể thưởng thức hết tất cả các loại bánh Mochi này đấy!

5. Nanakusa gayu - Cháo thất thảo
Nanakusa gayu trong tiếng Nhật có nghĩa là “Cháo bảy loại thảo mộc”. Món cháo hấp dẫn này thường được mọi người ăn vào ngày 7 tháng 1 hàng năm - ngày tượng trưng cho con người. Phong tục này được cho là đã xuất phát từ nhà Đường ở Trung Hoa, sau đó bắt đầu trở nên phổ biến tại Nhật Bản dưới thời Heian.

Đúng như tên gọi của nó, món cháo Nanakusa gayu được nấu từ 7 loại thảo mộc khác nhau, bao gồm Seri, Nazuna, Gogyo, Hakobera, Hotokenoza, Suzuna và cuối cùng là Suzushiro. Không chỉ sở hữu dược tính giúp bồi bổ sức khỏe, mỗi thành phần trong món cháo này đều mang những ý nghĩa tốt lành riêng.
6. Otoro Sushi
Dù Otoro Sushi không phải là một phần trong hộp đồ ăn Tết truyền thống Osechi Ryori, Sushi vẫn được xem là món ngon đặc trưng tại Nhật Bản vào hầu hết các ngày Lễ, Tết, từ những cuộn Sushi truyền thống cho đến các cuộn Sushi được chế biến theo những phong cách tươi mới, độc lạ hơn. Đón năm mới tại xứ sở hoa anh đào là cơ hội quý giá để du khách có thể thưởng thức Otoro Sushi - món Sushi độc đáo với phần bụng cá ngừ đáng giá nhất.

7. Zenzai - Súp đậu đỏ
Zenzai là một trong những món tráng miệng được yêu thích nhất trong các bữa tiệc năm mới của người dân đất nước mặt trời mọc. Zenzai hấp dẫn với phần súp sánh đặc mịn màng, được chế biến từ đậu đỏ kèm với bánh gạo Mochi - loại bánh gạo đã được nướng thơm lừng. Tuy chỉ là một món ăn phụ bên cạnh Osechi Ryori, thế nhưng súp Zenzai lại là một trong những món ngon cực kỳ được ưa chuộng vào những ngày tiết trời giá lạnh tại Nhật Bản.

Trên đây chính là top 7 món ăn truyền thống không thể thiếu vào ngày Tết cổ truyền ở Nhật Bản mà Top Ten Travel muốn giới thiệu đến các bạn. Là một quốc gia sở hữu nền văn hóa lâu đời đặc sắc, những món ngon dịp Tết của người dân đất nước phù tang đều hàm chứa những ý nghĩa riêng vô cùng đặc biệt, thể hiện mong ước của con người về một năm mới thật đủ đầy và hạnh phúc. Nếu có cơ hội đi tour du lịch Nhật Bản Tết trọn gói thì nhất định phải thưởng thức thử một lần bạn nhé! Chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng đâu!