Ngôi làng bỏ hoang ở Thổ Nhĩ Kỳ bỗng chốc trở thành nơi check-in đầy ma mị

13/09/2022

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết
Khoảng 80 km về phía nam của thành phố Fethiye ở tây nam Thổ Nhĩ Kỳ là tàn tích của khoảng 500 ngôi nhà thuộc cộng đồng người Livissi đang bị rêu phong theo thời gian, bao gồm chủ yếu là các Kitô hữu Chính thống Hy Lạp. Livissi, hiện tại được gọi là Kayakoy hay Rock Village, được xây dựng vào thế kỷ 18 trên địa điểm của thành phố Lebessus cổ đại, nơi đây được cho là nơi mà những cư dân của đảo Byzantine Gemiler chạy trốn để trốn khỏi cướp bọn cướp biển. Vào thời hoàng kim của mình, ngôi làng Livissi có dân số khoảng hơn 10.000 người sinh sống. Hiện tại, ngôi làng là một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Thổ Nhĩ Kỳ. Ngôi làng Livissi hiện tại chỉ còn là những tàn tích do chiến tranh và động đất phá hủy. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, có rất nhiều người Hy Lạp sống một cách hòa bình trên khắp miền tây Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng khi chiến tranh bắt đầu, những người Hy Lạp này đột nhiên xuất hiện trong vùng đất này đã gặp phải sự chống đối quyết liệt từ người người Ottoman. Hàng trăm ngàn người Hy Lạp bị tàn sát trong chiến tranh như một phần của việc làm sạch sắc tộc do người Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện. Một số đã trốn sang Hy Lạp, những người khác bị cưỡng bức trục xuất khỏi lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Ngôi làng này trước đây là nơi sinh sống của người Hy Lạp định cư ở Thổ Nhĩ Kỳ Người Livissi bị đuổi ra khỏi nhà và ngôi làng của mình, họ đi bộ đến nơi khác cách đó 220 km. Nhiều người đã chết vì đói và mệt mỏi trong suốt cuộc hàng trình gian khổ đó. Hầu hết các mái nhà và tường đều bị đánh sập bởi bom đạn và động đất, những cây bụi mọc xung quanh khiến cho ngôi làng càng thêm ma mị và quyến rũ. Sau thất bại của Thổ Nhĩ Kỳ trong Chiến tranh và sự sụp đổ của Đế chế Ottoman, người Hy Lạp đã quyết định đi lấy đất và xâm chiếm Thổ Nhĩ Kỳ. Một cuộc chiến tranh đã xảy ra sau đó và kéo dài trong ba năm, trong đó cả người Hy Lạp lẫn người Thổ đều góp phần cho sự phá hủy của ngôi làng Livissi. Sự hoang tàn của ngôi làng này vô tình trở thành điểm thu hút khách du lịch đến mỗi năm Cuối cùng, một hiệp ước hòa bình đã được ký kết vào năm 1923, và cả hai nước đã đạt được thỏa thuận trao đổi dân số. Hơn một triệu Kitô hữu chính thống Hy Lạp sống ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở lại Hy Lạp. Tương tự như vậy, khoảng 500.000 người Hồi giáo sẽ phải rời khỏi lãnh thổ Hy Lạp và trở về Thổ Nhĩ Kỳ. Đa phần các ngôi nhà đều được xây dựng kết hợp giữa kiến trúc Roman và kiến trúc byzantine với rất nhiều của sổ và mái nhà hình vòm Vào thời điểm chiến tranh kết thúc, Livissi ít nhiều bị bỏ rơi, một số gia đình còn lại bị trục xuất một lần nữa. Khi những người Hy Lạp rời đi, những người Hồi giáo bị trục xuất từ ​​Hy Lạp đã trở lại Livissi. Tuy nhiên, những người Hồi giáo đã quen với các cánh đồng lớn và màu mỡ trong vùng đất cũ của họ, do vậy, họ cảm thấy ngôi làng đồi núi này không thích hợp để sinh sống và bỏ rơi nơi này để đi đến các vùng khác. Năm 1957, một trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã khiến ngôi làng Livissi nhận một đòn cuối cùng, trận động đất đã phá hủy hầu hết các tòa nhà của trong ngôi làng. Những vết đen mờ bám trên các vách tường đổ nát là kết quả của những trận hỏa hoạn do chiến tranh tàn phá khi xưa Ngôi làng Livissi nay được đổi tên thành Kayakoy, vẫn còn hoang vắng nhưng được bảo tồn như một bảo tàng và một di tích lịch sử. Hiện tại, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã lên một số kế hoạch để biến một phần của ngôi làng lịch sử này thành một điểm thu hút khách tour du lịch Thổ Nhĩ Kỳ với khách sạn, cửa hàng và các cơ sở khác.