Một số phong tục cần biết khi du lịch Thái Lan

13/09/2022

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết
Khi du lịch Thái Lan ngoài việc biết các thông tin về điểm đến, thời tiết, vé máy bay… thì bạn cũng cần biết một phong tục để hòa nhập văn hóa và tránh một số điều kiêng kị của người Thái. Cùng toptentravel.com.vn tìm hiểu nhé!   Một trong những điểm đặc trưng của phong tục người Thái là vái (tiếng Thái: wai), tương tự như cách cúi chào của người Ấn Độ. Người Thái thường dùng cử chỉ này khi gặp mặt, chia tay hoặc xác nhận, với nhiều dạng khác nhau phụ thuộc và vị trí xã hội của người đó, nhưng nhìn chung, thường là cử chỉ giống như đang lễ với hai tay chắp lại và đầu cúi xuống. Hành động này cũng thường xảy ra ở nơi công cộng giữa những người bạn với nhau, nhưng những người yêu nhau hiếm khi thể hiện cử chỉ này.   Người Thái luôn niềm nở với mọi người. Người Thái luôn niềm nở với mọi người.   Theo chuẩn mực của xã hội Thái Lan thì sờ đầu vào một ai đó được xem là vô lễ. Vì vậy khi đi du lịch Thái Lan bạn cũng để ý điều này không nên tùy tiện sờ đầu người khác. Cũng là mất lịch sự khi đặt chân cao hơn đầu ai đó, đặc biệt nếu người đó có địa vị xã hội cao hơn. Đó là bởi vì người Thái cho rằng chân là bộ phận dơ bẩn và thấp kém nhất trên cơ thể, còn đầu là bộ phận cao nhất và đáng kính nhất. Nguyên tắc này cũng ảnh hưởng đến cách người Thái ngồi trên sàn- chân của họ để vào trong hay ra đằng sau mà không chĩa vào người đối diện. Chĩa vào hay chạm vào bất cứ cái gì bằng chân đều bị xem là mất lịch sự.   Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người Thái đều giữ cho cuộc sống luôn vui vẻ, vì vậy đi Thái Lan ở đâu bạn cũng bắt gặp những nụ cười thân thiện của họ. Vì thế Thái Lan còn được đặt cho một cái tên vô cùng triều mến đó là "Đất nước của những nụ cười".   Cãi vả hay thể hiện sự tức giận là một điều kiêng cữ trong văn hóa Thái. Cũng như các quốc gia châu Á khác người Thái coi trọng việc biểu lộ cảm xác trên khuôn mặt. Vì vậy, khi đến Thái Lan, du khách cần đặc biệt chú ý tránh tạo ra các xung đột, thể hiện sự giận dữ hay khiến cho một người Thái đổi nét mặt. Nếu không đồng tình một việc gì đó cũng không nên tranh cãi mà chỉ nên giải quyết bằng nụ cười.   phong tuc thai lan 1 Nhà sư rất được coi trọng ở Thái Lan.   Nhà sư ở Thái Lan có một vị trí vô cùng quan trọng. Theo kỷ luật tôn giáo, các nhà sư bị cấm có bất cứ một tiếp xúc cơ thể nào với nữ giới. Phụ nữ, do đó, phải đứng xa khi sư đi qua để chắc rằng các tiếp xúc dù vô ý cũng không thể xảy ra. Một loạt các phương cách vẫn được thực hiện để tránh xảy ra mọi sự tiếp xúc dù vô tình (hay thậm chí chỉ là các hành vi có vẻ như là tiếp xúc) giữa giới nữ và các nhà sư. Khi phụ nữ dâng lễ cho nhà sư, họ phải đặt đồ lễ dưới chân của sự hoặc trên một tấm vải trải trên sàn hay trên bàn. Các nhà sư ban phúc lành cho phụ nữ bằng một số loại bột hoặc cao được chấm vào đầu nến hoặc đầu đũa. Mọi người phải ngồi hoặc đứng với đầu thấp hơn đầu nhà sư. Trong chùa, có khi các nhà sư ngồi trên bệ cao để nguyên tắc này được thực thi.Người Thái hay nói Mai pen rai", nghĩa là "Không có gì đâu mà" để giải quyết bất đồng, các lỗi nhỏ hay sự xui xẻo. Việc sử dụng phổ biến thành ngữ này ở Thái Lan thể hiện tính hữu ích của nó với vai trò một cách thức giảm thiểu các xung đột, các mối bất hòa và than phiền; khi một người nói "mai pen rai" thì hầu như có nghĩa là sự việc không hề quan trọng, và do đó, có thể coi là không có sự va chạm nào và không làm ai đổi nét mặt cả.   Khi đi thăm chùa chiền du khách phải ăn mặc lịch sự và có thái độ tôn trọng nhà sư. Khi đi thăm chùa chiền du khách phải ăn mặc lịch sự và có thái độ tôn trọng nhà sư.   Ngoài ra, một điều cấm kỵ trong phong tục người Thái là không được giẫm lên đồng bạt Thái. Đó là sự xúc phạm đến quốc Vương, bị phạt rất nặng. Lưu ý là khi ngồi trong các ngôi đền chùa, mọi người nên tránh chĩa chân vào các tranh ảnh, tượng đức Phật. Các miếu thờ trong nơi ở của người Thái được xây sao cho chân không chĩa thẳng vào các biểu tượng thờ tự- ví dụ như không đặt miếu thờ đối với giường ngủ nếu nhà quá nhỏ, không có chỗ khác để đặt miếu. Khi vào tham quan hay chiêm bái chùa du khách phải cởi giày, trang phục cũng phải lịch sự, và cũng không được giẫm lên bậc cửa.