Một số công trình Phật giáo độc đáo nhất ở Thái Lan

13/09/2022

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết
Thái Lan là quốc gia có tuyệt đại đa số người dân đều theo Phật giáo. Hiện tại, với 95% dân số đều theo Phật giáo, gần 30.000 ngôi chùa và hơn 350.000 Phật tử, Thái Lan là một trong những quốc gia có số lượng tín đồ Phật giáo lớn nhất trên thế giới. Chính vì nét độc đáo này đã làm cho kiến trúc và du lịch Thái Lan luôn mang đậm sắc thái văn hóa Phật giáo. Khác với Phật giáo ở Trung Quốc và Việt Nam (theo trường phái đại thừa-cỗ xe lớn), Phật giáo ở Thái Lan theo tôn giáo tiểu thừa (cỗ xe nhỏ), chú trọng việc xuất gia tu hành, dựa vào sự nỗ lực và tu dưỡng của bản thân để đạt đến sự giải thoát. Khác với trường phái đại thừa, những người theo trường phái tiểu thừa cho rằng sự tu dưỡng tinh thần và đạo đức đến cao độ tất yếu sẽ dẫn đến sự giải thoát nhưng chỉ đạt đến A La hán, tức là thoát khỏi sự luân hồi sinh tử chứ chưa đạt đến cảnh giới cao nhất của sự thiền định (Niết bàn), tu thành chánh quả như Phật Thích ca. Và họ cũng cho rằng chỉ duy nhất Đức Phật mới đạt được trạng thái ấy, nơi mà những phiền não, trần tục không còn tồn tại mà là một cảnh giới lưu linh của tâm hồn, không buồn, không vui, không khổ, không “tồn tại”. Vạn vật sẽ là hư không trong tĩnh tại của tâm hồn. Ngược dòng lịch sử, đi về những buổi sơ khai khi Phật giáo bắt đầu được truyền vào Thái Lan từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên, bắt đầu từ cuộc thuyết pháp với quy mô lớn từ vua Asoka (một ông vua đã Phật giáo thành quốc giáo của Ấn Độ) vào Miến Điện và Thái Lan. Trải qua quá trình du nhập và phát triển, Phật giáo đã đã trở thành một tôn giáo gần gũi, gắn với đời sống văn hóa bản địa nơi đây. Điều đó thể hiện rõ nhất ở vương triều Sukhothai (1237-1456), dưới triều đại này, Phật giáo đã trở thành thiết chế chính trị của Vương quốc Thái Lan, kể từ đây, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của Thái Lan đều in đậm nét văn hóa Phật giáo, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ trong lịch sử tồn tại và phát triển của Vương quốc Thái Lan. Kế tiếp vương triều Sukhothai là các triều đại Ayudhya (1350-1766), Thonburi (1768-1782) và triều đại Chakari - Hoàng gia Băng Cốc (1782-cho đến nay), Phật giáo tiếp tục tạo dấu ấn mạnh mẽ đời đời sống văn hóa, chính trị của Thái Lan. Nhiều vị vua trong giai đoạn này là những Phật học, những vị thiền sư xuất chúng, để lại nhiều tác phẩm Phật học có giá trị. Tiêu biểu là vua  Rama V (1853-1910) thuộc vương triều Băng Cốc, đã cho người biên soạn lại Tam Tạng Thánh Ðiển Phật giáo bằng tiếng Pali với 39 quyển (biên soạn từ 1888-1893), là một trong những bộ sách về Phật học kinh điển của thế giới thời bấy giờ. Bộ sách được hoàn thiện hơn từ các đời vua về sau Rama VII (1926-1941) – người đã bổ xung và hoàn thiện bộ Tam Tạng Thánh Điển lên thành 45 tập, Rama IX (1946-2016)- tiếp tục hoàn thiện và đưa bộ sách vào CD-ROM. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH PHẬT GIÁO TIÊU BIỂU Ở THÁI LAN Chùa Phật vàng - Wat Traimit Được xây dựng từ thế kỷ XIII tại Băng Cốc, chùa Phật vàng được xem là ngôi chùa độc đáo và nổi tiếng nhất của Thái Lan. Ngoài kiến trúc độc đáo và mang đậm dấu ấn lịch sử của ngôi chùa, điểm đáng lưu ý là bức tượng bằng vàng được đúc nguyên khối lên cao 3m, nặng 5,5 tấn, được trưng bày cực kỳ lộng lẫy và trang trọng khiến cho chúng ta không khỏi choáng ngợp và nghiêng mình trước vẻ đẹp của nó. Tượng Phật được đúc bằng vàng ròng ở chùa Phật vàng Chùa Phật ngọc - Wat Phra Kaew Được xây dựng từ năm 1785 dưới triều vua Rama I, chùa Phật ngọc được xem là ngôi chùa linh thiêng nhất của xứ sở chùa vàng. Tọa lạc tại trung tâm lịch sử Băng Cốc - quận Phra Nakhon với diện tích 945.000 m². Nổi tiếng không chỉ với vẻ đẹp của kiến trúc, ngôi chùa được chú ý bởi sự độc đáo và vô cùng quý hiếm của tượng Phật được tạc bằng ngọc lục bảo, được xem là loại ngọc linh thiêng ở Thái Lan. Chùa Phật ngọc Chùa Trắng Wat Rong Khun Chùa trắng Wat Traimit Chalermchai Kositpipat – họa sĩ và là một trong những kiến trúc sư nổi tiếng ở Thái Lan là người đã lên ý tưởng cho việc xây dựng ngôi chùa trắng. Với phong cách siêu thực kết hợp với nét kiến trúc cổ điển của Thái Lan, chùa trắng hội đủ những tinh hoa kiến trúc Phật giáo cũng như đại diện cho sự tinh khiết của Đức phật. Chùa được tiến hành xây dựng từ năm 1997 tại tỉnh Chiang Rai (năm trong khu tam giác vàng, biên giới giữa 3 nước Thái Lan, Lào, Myamar), dự kiến khi hoàn thành sẽ có 9 tòa nhà bao gồm chính điện, chùa, bảo tàng, hội trường tu viện, nơi giảng dạy, gian hàng cùng các phòng tiện nghi được xây dựng trên tổng diện tích 12.000m2. Đây là được xem là một điểm đến lý tưởng cho những ai ưa thích mạo hiểm, muốn tham quan ngôi chùa và khám phá vùng đất tam giác vàng đầy kỳ bý và huyền thoại. Núi Phật Cheechan Núi Cheechan Năm 1996, nhân dịp kỷ niệm 50 năm trị vì của vua Rama IX, Thái Lan đã cho khắc bức tượng Phật Thích ca vào núi Cheechan với kích thướt chiều ngang là 70m và chiều cao lên đến 130m, tất cả được dát vàng. Đây có thể nói là kỳ quan Phật giáo ở Thái Lan tính đến thời điểm hiện tại bởi nét độc đáo và xa hoa của nó. Chính vì vậy, mỗi năm có rất nhiều tour du lịch Thái Lan đến địa điểm này. Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc hùng vĩ của núi Phật Cheechan cũng như phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của tỉnh Chon Buri.

                                                                                                                        Top ten travel tổng hợp