Du lịch Úc- Thánh địa của nước Úc đang mỗi ngày mỗi thay đổi để chào đón du khách đến từ bố phương. Đã đi nhiều nơi, đã gặp gỡ nhiều du sản là thắng cảnh từ Bắc Bán Cầu về Nam Bán Cầu, từ trời Đông sang trời Tây, tuy nhiên những ký ức của tôi vấn còn động mãi trong tâm trí, về lần đầu gặp Uluru. Uluru với mảnh đất còn đọng mãi trong tâm trí, về lần đầu gặp trong ráng chiều với màu đá đỏ thẩm như màu hồng ngọc. Dù thời gian biến đổi, dù là bình minh hay hoàng hôn, nơi này vẫn đẹp như đứng ngoài sự vô tình của trời đất.
1. Ngọn núi bất phàm: 
Uluru vốn là ngọn núi đá nguyên khối khồng lồ thuộc dãy núi Ayers nằm ở miền trung Australia, cách thành phố Ailissiblins 350 km về phía đông. Uluru được tình cờ phát hiện vào năm 1973 và được đặt theo tên của vị thủ tướng người Australia lúc bây giờ là Hengi Ayers. Về sau, tiếng đồn về hòn đá khổng lồ truyền đi khắp nơi, du khách từ khắp nơi kéo đến. Đến nay, nơi này đã được quy hoạch thành công viên quốc gia và trở thành điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới. Vào ngày 26 tháng 10 năm 1985, chính phủ Australia trao quyền sở hữu Uluru cho thổ dân Anangu. Một trong những điều kiện để trao quyền là thổ dân Anangu phải cho Công viên quốc gia và động vật hoang dã thuê lại Uluru trong vòng 99 năm. Điều này đồng nghĩa với việc thổ dân Anangu và Công viên Quốc gia và động vật hoang dã cùng nắm quyền quản lý Uluru. Nhìn từ xa, bề ngoài của hòn đá khổng lồ Uluru tròn và bóng nhắn, toàn vẹn một khối đá, không có lấy một cọng cỏ. Với cao 348 mét, dài 3 km, chu vi chân núi khoảng 8.5 km, nó khiến tất cả mọi thứ xung quanh trở nên thật nhỏ bé. Bề mặt cách dốc đứng, trên đỉnh bằng phẳng như một hòn đảo mới nứt ra, lại vừa giống một con thú khổng lồ đang nằm nghỉ trên một mặt đất khiến hòn núi lộ ra vẻ hùng vĩ, tráng lệ và bất phàm. Mỗi năm có khoảng 350.000 du khách tới thăm Uluru và một nửa trong số này đã leo núi. Từ mỗi sáng sớm đến lúc chạng vạng tối, người ta có thể nhìn thấy màu sắc của ánh sáng thay đổi trên vách núi. Lúc rạng đông, mặt trời vừa mọc thì toàn bộ khối đá màu đỏ nhạt. Đến giữa trưa lại biến thành màu đỏ của trái cam, phản chiếu ánh mặt trời. Buổi chiều khi mặt trời sắp lặn về tây, hòn đá lộ màu đỏ thẩm, thậm chí chuyển thành màu tím, Màn đêm buồn xuống, nó lại thay chiếc áo màu vàng nâu để hòa lẫn với cảnh vật chung quanh. Nếu gặp tời mưa to hay khi mưa vừa tạnh thì hòn đá khổng lồ lại hiện màu tro bạc, pha lẫn một chút đen, giống như một con báo nằm trên bãi cát. Nguyên nhân đổi màu của Uluru liên quan đên đặc tính của núi đá. Uluru thực ra là một khối đá ráp thạch anh, chất đá cứng rắn, kết cấu chặt chẽ. Bề ngoài của đá ráp màu đỏ gồm có chất oxy sắt dưới sự chiếu sáng của ánh sáng mặt trời, dưới nhiều góc độ khác nhau sẽ đổi màu liên tục khiến hòn đá còn có tên " ngũ sắc độc thạch sơn". Trải qua sự bào mòn của mưa gió. mặt đá trở nên bằng phẳng, hòn đá vẫn đứng sừng sững và được các nhà địa lý gọi là Thực Dư... Uluru nằm ở tâm điểm của châu Úc, một vùng sa mạc mênh mông có tên gọi là Alice Spring nên nhiệt độ nơi đây nóng khủng khiếp, 40 độ C. Khách du lịch thường mặc áo dài tay, đội mũ che kín để tranh cái nóng trên sa mạc. Được công nhận là một trong những kỳ quan thiên nhiên thế giới tại Australia, hiện tại, Uluru là địa điểm thăm quan thu hút hầu hết sự chú ý của du khách khi đến với Australia. Tùy vào sự tưởng tượng mà mỗi người ngắm Uluru độc đáo riêng cho mình. Nhưng nếu đến đây vào một buổi sớm mai, chắc chắn sẽ thật ấn tượng bới cảnh bình minh cùng mặt trời trên đỉnh núi.
2. Sự thay đổi của người Anangu:
Tour du lịch Úc Từ công viên quốc gia, hướng về kinh độ 131, nơi đang có Voyages Ayers Rock Resort là địa điểm hoàn hảo để ghé chân, là bạn đã nhắc đến Uluru của huyền thoại. Nhắc đến Uluru là nhắc đến những năm 1985, khi Chính phủ Úc trả lại cho nơi này quyền sở hữu vốn lẽ ra nó thuộc về, thổ dân Anangu. Từ đó đến đây, Uluru có nhiều thay đổi chóng mặt, trên nền của vẻ đẹp truyền thống kì diệu, để có được như ngày hôm nay. Người Uluru chiều lòng du khách đến mức, tại đây có các lớp học các điệu nhảy truyền thống hay biểu diễn kang gu ru hoàn toàn miễn phí. Điều này làm du khách cực kỳ ưa thích. Điều này đặc biệt hơn, các chủ sở hữu của các resort, nhà nghỉ dành cho hơn 30 triệu đô để tân trang sa mạc Sailss trong đó có nhảy dù, đi xe đạp xung quanh các tảng đá và khu lounge ăn uống hoàn toàn cao cập. Những thay đổi ở kinh độ 131 còn nhanh và nhiều hơn khi Baillie Lodges thuộc sở hữu của James và Hayley Baillie, đã chi hơn 2 triệu đô la Mỹ kế hoạch 3 năm cho việc phát triển các tác pẩm của các nghệ sĩ bản địa, từ thiết kế nhà nghỉ, gốm sứ của Malcolm Greenwood hay đồng phục của RM Williams, đồ nội thất bespoke bởi nhà thiết kế Melbourne Pierre và Charlotte Julian. Làm sao để Uluru phát triển hiện đại hơn nhưng vẫn giữ được những di sản của thời kỳ trước. Điều này tương tự đã diễn ra từ nhà bếp. Seona Moss, người được đào tạo tại E'cco ở Brisbane đã tìm ra công thức món mới lấy cảm hứng từ cỏ cây quê nhà như cây thì là, cà chua, bơ, sữa dê nguyên chất từ loài dê Emma để làm nên những món ngon trứ danh như Hindmarsh, chocolate Daintree, những món quà mà ngày nay du khách nào tìm đến cũng phải thưởng thức cho bằng được. Đến Uluru, nếu bạn chưa trải qua việc ngủ lều có lẽ bạn chưa phải là khách lữ hành thiết thực. Kiến trúc sư Max Pritchard đang có kế hoạch thiết kế khu nghỉ dưỡng rại các trang trại, kều có thêm hồ bơi, spa,ban nhạc rock chơi nửa đêm hay lò sưởi ngoài trời. Nơi bạn có thể thưởng thức những ly cocktail từ hoàng hôn đến nửa đêm, giữa một bầu trời đầy sao, gần như gần ngay trước mặt. Với một sân bay trực thăng tư nhân và hạm đội xe mới, thánh địa Uluru đã được mở rộng và chuẩn bị cho những cuộc thám hiểu bằng máy bay trực thăng từ Cave Hill đến Muoutaintn Conner, phía đông Uluru. Từ sân bay này, người Anangu bay đi khắp thế giới và cả thế giới dừng chân ở Uluru.
Theo Du lịch và giải trí