Du lịch Anh - London nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc như tháp London, nhà thờ Thánh Paul, đồng hồ Big Ben, nhà hát Shakespeare, tòa nhà quốc hội Westminster... Thế nhưng, còn một điều đặc biệt hấp dẫn khác ở London chính là những cây cầu gắn liền với các biến cố lịch sử trong suốt 2000 năm phát triển của thủ đô lớn bậc nhất ở Châu Âu. Lịch sử của những cây cầu như nét vẽ nổi bật trong bức tranh toàn cảnh về quá trình phát triển của London.
Cầu London,
cầu Tháp London, Waterloo, Blackfriars, Vauxhall, Southwark, cầu Thiên niên kỷ... đóng vai trò quan trọng là chứng tích cho những biến cố phát triển lịch sử của một London văn minh và năng động như ngày nay. Nhưng câu chuyện về những cây cầu ở London trước thế kỷ 18 dường như chỉ xoay quanh London bridge - cầu London. Những năm 50 trước Công nguyên, người La Mã cổ đại đã đặt những tấm gỗ đầu tiên bắc qua sông Thames để xây dựng nên
cầu London với mục đích tạo dựng cầu nối di chuyển cho những cuộc viễn chinh của mình. Phía bờ bắc của cây cầu đã được đế chế La Mã xây dựng thành một khu dân cư lớn.
Cầu tháp London
Xuyên suốt chiều dài lịch sử,
cầu Lodon đã trở thành trung tâm London như ngày nay. Vào những năm đầu thế kỷ 11, khi người Saxon cố gắng chiếm lại thành phố từ những người Đan Mạch, họ đã dùng những chiếc tàu chiến nối với các trụ của cây cầu bằng dây và kéo đổ nó. Đó cũng chính là nguồn gốc bài hát đồng dao nổi tiếng mà những đứa trẻ ở London đều thuộc:
"Cây cầu London đang đổ
Hãy xây nó bằng cọc và đá
Cọc và đá rồi cũng rơi
Chiếc cầu London đang đổ
Hãy xây lại nó bằng gỗ và đất sét
Gỗ và đất sét rồi cũng tan và mục ruỗng
Chiếc cầu London đang đổ..."
Năm 1066, vua William 1 đã cho xây dựng lại
cây cầu London này nhưng cơn bão London năm 1091 đã phá hủy nó. Sau những cố gắng tu sửa và thay thế cây cầu cũ, năm 1136, cầu London lại bị phá hủy sau một trận hỏa hoạn. Cây cầu cuối cùng cũng được xây dựng và thay thế với chất liệu bằng đá lần đầu tiên vào năm 1209 với kiến trúc hoàng gia Peter de Colechurch. Mất tới hơn 32 năm để xây dựng một cây cầu London bằng đá đầu tiên này đã tồn tại được hơn 600 năm tuổi - sống sót qua trận đại hỏa hoạn lịch sử London năm 1666.
Cây cầu Westminter -London
Cho đến cuối thế kỷ thứ 18, chính quyền thành phố đã nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng một cây cầu mới để thay thế cho cầy cầu đã hơn 600 năm tuổi này. Kiến trúc gia John Renie đã chiến thắng trong cuộc thi thiết kế
cây cầu London mới với vật liệu bằng đá granit. Khi đó, cầu London của John Renie được đánh giá là tinh xảo bậc nhất thế giới. Cây cầu được hoàn thiện vào năm 1831, tuy nhiên chỉ sau hơn 135 năm, cây cầu đã được đưa ra bản đấu giá và người giành chiến thắng là Robert P. McCulloch - một doanh nhân người Mỹ.
Nó được dở bỏ và di dời về thành phố Arizona, mở ra một
công trình cầu London mới cho tới hiện nay do kiến trúc gia công tước Holford thiết kế. Tuy rằng vẻ đẹp của cây cầu đã thay đổi nhiều sau 6 lần xây dựng lại và hàng chục lần tu sửa qua 2.000 năm nhưng đây chính là nơi khai sinh ra luật đu đường bên trái vào năm 1722. Khi đó, thị trường khu tài chính London ra sắc lệnh mọi xe đẩy và xe thô sơ được vận chuyển qua cầu đều phải đi vào lề bên trái. Dần dần, quy định này được áp dụng trên toàn Vương quốc Anh sau đó.
Cầu Thiên niên kỷ - London
Thế kỉ 18 và 19 đánh dấu những phát triển vượt bậc về kinh tế thương mại của London, những cây cầu vị thế cũng liên tục được xây dựng nhằm đáp ứng những nhu cầu mở rộng thành phố London. Lần lượt những cây cầu như Westminter, Blackfriars, Cannon, Hugerford, Grosvenor hay Albert được khánh thành và đưa vào xây dựng trong thời kỳ này. Nổi bật trong đó là
cầu Waterloo được xây dựng đầu tiên vào năm 1817.
Cây
cầu Waterloo được xây dựng bằng đá Granit, có 9 nhịp cầu và mỗi nhịp dài 36,6m. Trong quá trình xây dựng, chiếc cầu được dự định đặt tên là Strand - tên của đại lộ đi dọc qua trung tâm của thành phố London. Tuy nhiên sau chiến thắng Waterloo vào năm 1815, Hội đồng Ủy ban nhân dân thành phố London quyết định đặt tên lại cho cây cầu nhằm kỉ niệm chiến thắng lịch sử này. Vào những năm 1884, người ta phát hiện những trụ cầu của
cầu Waterloo mới, người ta khó có thể hình dung được những dấu ấn của trận đánh lịch sử năm nào.
Cầu Waterloo London
Cũng trong thời kỳ này, những thay đổi về sự phát triển kinh tế đa dẫn tới yêu cầu mới về một cây cầu lớn, nối liền khu vực phía đông với trung tâm thành phố London và có thể mở được nhịp cầu chính cho những thuyền có cột buồm lớn đi lại. Trải qua nhiều lần xem xét các ý tưởng về thiết kế,
cầu tháp London được khởi công xây dựng vào năm 1886 và chính thức khánh thành vào năm 1894. Cây cầu là sự tập hợp của các chất liệu sắt thép, bê tông, đá granit và cả đất nung đã được dùng trong trang trí cho kiến trúc cầu. Khi được xây dựng xong, rất nhiều ý kiến của người dân London cho rằng kiến trúc cầu tháp London là một thảm họa.
Tuy nhiên thời gian đã chứng minh điều ngược lại. Ngày nay,
cầu tháp London được coi là biểu tượng du lịch cho thủ đô London trong thời đại mới và thường hay bị các du khách nhầm lẫn với cầu London nằm cách đó chừng 1km. Năm 1977, cây cầu được sơn lại thành 3 màu đỏ, trắng và xanh để kỉ niệm 25 năm ngày Nữ hoàng Elizabeth lên ngôi và nó đã được giữ nguyên trạng cho tới ngày nay.
Với những du khách lần đầu tiên đặt chân đến London, có một điều gì đó thật ngỡ ngàng và hứng khởi khi ngồi ở tầng trên của những chiếc xe bus màu đỏ, đi ngang qua các cây cầu lịch sử và tận mắt chiêm ngưỡng cảnh vật ở hai bờ sông Thames êm đềm. 33 cây cầu từ những cây cầu cố như
cầu London cho tới cầu Thiên niên kỷ mới được xây dựng đã tạo nên một London ấn tượng trong mắt du khách trong hành trình khám phá xứ sở sương mù.
Thái An
Sưu tầm