Kỳ quặc với những tục lệ cưới hỏi "không giống ai"

13/09/2022

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết
Nhổ nước bọt lên đầu cô dâu, bôi nhọ, làm bẩn cô dâu hay đánh vào chân chú rể...là những tục lệ cưới hỏi "không giống ai" mà bất cứ ai nghe đến cũng đều cảm thấy "kỳ quặc". Tuy nhiên đó là một phong tục riêng, nét văn hóa đặc trưng của một số quốc gia trên thế giới.1. Nhổ nước bọt lên đầu cô dâu Nghe qua tục lệ này hẳn sẽ có nhiều người cảm thấy "ghê ghê" bởi cưới hỏi là một ngày trọng đại và thiêng liêng, bất cứ cô dâu nào cũng muốn thật lộng lẫy, xinh đẹp, sang trọng. Thế nhưng ở bộ tộc Massai tại Kenya, việc nhổ nước bọt lên đầu cô dâu là một nghi thức không thể thiếu trong ngày trọng đại này. Không giống như những nơi khác các cặp đôi phải tìm hiểu nhau, yêu nhau rồi mới dẫn tới hôn nhân nhưng ở bộ tộc Massai tại Kenya, phần lớn các cuộc hôn nhân đều do sự sắp đặt và thậm chí cô dâu chú rể không biết mặt nhau. Trong ngày cưới, cô dâu nổi bật trong trang phục truyền thống, cha cô dâu sẽ nhổ nước bọt lên đầu và ngực con gái như một lời cầu phúc. Chỉ sau khi diễn ra nghi thức này cô gái mới có thể chính thức về nhà chồng. Cũng ở Massai, người chồng có thể có nhiều vợ chứ không "một vợ một chồng" như ở hầu hết các nước trên thế giới. 2. Bôi nhọ, làm bẩn cô dâu Ở Scotland và một số quốc gia châu Âu, bôi nhọ làm bẩn cô dâu cũng là một tục lệ không thể thiếu cho ngày cưới. Trước khi có thể bước chân về nhà chồng thì người nhà cô dâu sẽ dùng những thứ bẩn như trứng thối, đồ ăn thừa, sữa hỏng, bùn đất ném vào người cô dâu. Còn chú rể cũng bị "làm khó" khi bị đổ bột mỳ hay cà chua thối lên người để xua những điều xấu xa. Người Scotland tin rằng, việc cô dâu, chú rể có thể chịu đựng được khi bị làm bẩn, điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ dễ dàng vượt qua những sóng gió, trắc trở trong hôn nhân. 3. Đánh vào chân chú rể Ở Hàn Quốc, trước khi động phòng chú rể bị "hành" bằng việc bị đánh vào chân. Bạn bè người thân sẽ xúm lại dùng sợi dây hoặc thắt lưng buộc vào chân chú rể. Sau đó, họ sẽ thay nhau dùng cá khô đánh vào chân. Mục đích của việc chú rể phải "chịu trận" này có ý nghĩa kiểm tra sức chịu đựng của chú rể khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Nhờ đó chú rể sẽ mạnh mẽ hơn, chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống hôn nhân sau này. 4. Đeo nhẫn cưới ở chân Thông thường nhẫn cưới được đeo ở ngón tay áp út của cô dâu, thế nhưng ở Ấn Độ, nhẫn cưới lại được đeo ở ngón chân. Chiếc nhẫn được đeo vào chân trái của cô dâu và đóng vai trò như nhẫn cưới ở các nước khác trên thế giới. Người Ấn Độ tin rằng, đeo nhẫn cưới vào ngón chân thay cô dâu là để chứng minh cho tình yêu vĩnh cửu. Những chiếc nhẫn này thường được làm rất công phu và tỉ mỉ. Trong khi đó chú rể lại không cần đeo gì cả. 5. Đập vỡ bát đĩa Người Đức cũng có tục lệ cưới xin cực kỳ "khác người". Trước ngày cưới, cặp đôi sẽ tổ chức bữa tiệc có tên gọi “Polterabend” và mời bạn bè người thân tới dự. Họ sẽ mang theo những vật dụng như chén bát làm từ gốm sứ, trừ đồ thủy tinh, rồi cùng nhau đập vỡ chúng. Sau đó, cặp đôi trẻ sẽ là người phải dọn dẹp những mảnh vỡ. Phong tục này có ý nghĩa tạm biệt cuộc sống độc thân, đập càng nhiêu cuộ sống mới hôn nhân càng hạnh phúc. Dọn hết đống bát đĩa cũng đồng nghĩa với việc dọn hết những đổ vỡ để chỉ còn lại yêu thương. Nguồn Dân Trí