Khám phá vẻ đẹp Cồn Hến nổi tiếng ở Huế

13/09/2022

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết
Cơm hến, bún hến là một trong những đặc sản nổi tiếng làm nên thương hiệu ẩm thực tại Huế. Bạn có bao giờ tự hỏi nguồn hến khổng lồ phục vụ cho rất nhiều cửa hàng cơm hến ở đây là từ đâu ra không? Nếu muốn biết hãy cùng theo dõi bài viết, Top Ten Travel sẽ trả lời cho bạn ngay sau đây nhé! Cồn Hến một hòn đảo nhỏ giữa lòng sông Hương với diện tích 24,6 ha chính là nơi cung cấp những con hến thơm ngon nhất tại Huế. Ban đầu, Cồn Hến có tên là “xứ cồn cạn” do hai khe nước ở giữa cồn bị bồi lấp cạn dần, nên rất nhiều loài cá tôm đã đến đây sinh sống. Ban đêm nhiều người tới đây đánh bắt, đốt đèn đuốc soi sáng cả một vùng nên cồn được gọi là Cồn Soi. Cũng bởi sự hình thành cồn do bồi lấp mà về sau, quần cư ở đây đã lập nên làng có tên là Bồi Thành. Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát xây dựng phủ chúa ở Phú Xuân, ông Huỳnh được coi là người đầu tiên đến dựng chòi định cư và làm nghề cào hến, về sau nhiều người mưu sinh bằng nghề này. Cái tên cũng Cồn Hến bắt đầu từ đó. Cồn Hến nhìn từ xa Cồn Hến chỉ bao gồm bốn xóm nhỏ im ắng và trầm mặc. Đối với khách du lịch Huế thì việc qua cồn, ăn một tô bún hến, cơm hến, nghe giọng nói như rót mật của con gái Huế  trông tựa như vẻ đẹp sâu lắng của ngàn năm. Sáng sớm, Cồn Hến nhạt nhòa sương trắng. Con đường nhỏ như một nỗi nhớ chia đôi làng, hai bên những hàng dâm bụt xanh ngắt, tĩnh mịch. Có người bảo con đường nhỏ bé ấy là tâm niệm về một sự trăn trở cội nguồn, con đường đưa cồn trở về với dòng Hương, con sông bồi đắp lên nó. Cồn Hến có hình dài theo hướng Bắc Nam, chia sông Hương như ra làm hai nhánh. Đảo là nơi tách biệt với đất liền, nhưng đảo giữa lòng sông hương thì không lo, muốn đi vào cồn, có cây cầu Phú Lưu hay còn gọi là cây cầu Cồn dẫn từ đường Nguyễn Sinh Cung, Vỹ Dạ bắt ngang sông đi vào Cồn. Cây cầu Phú Lưu nối liền với Cồn hến Cầu được xây dựng khá lâu và cũng đã được nhiều lần trùng tu, câu rộng chỉ 3m nên chỉ dành cho người đi bộ, xe đạp và xe máy. Qua hết cầu, sẽ dẫn ngay vào cồn, vào đến con đường duy nhất trong Cồn đó là đường Ưng Bình. Được biết, tên Ưng Bình là tên của một nhà thơ thời tiền chiến, tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Ưng Bình. Con đường này như một truc xương sống giao thông đi lại trên Cồn, chia đôi Cồn theo chiều ngang. Là vựa hến nổi tiếng nên không khó hiểu khi khắp nơi trên đất cồn Hến bạn có thể bắt gặp rất nhiều hàng quán nhỏ xinh nép mình bên các kiệt nhỏ, bày bán cơm hến - bún hến. ​​ Những mái nhà đơn sơ, mộc mạc ở Cồn hến Ngày nay, cơm Hến có mặt ở khắp nơi, nhưng chỉ có Cồn Hến là lưu giữ được bản sắc của món đặc sản này. Vậy cho nên khi bạn đi tour du lịch tại Huế mà muốn thưởng thức ăn cơm hến, bún hến thì không nơi nào ngon bằng Cồn Hến. Một bát cơm hến đúng chuẩn Huế bao gồm cơm nguội trộn với hến xào, một bát nước hến ăn kèm, lạc (đậu phộng), tóp mỡ, rau thơm, bắp chuối xắt sợi...và có giá thành chỉ từ 7000-10000đ.​ Bát cơm hến hoàn chỉnh trông đẹp như một bản hòa tấu màu sắc. Thứ cơm nghe qua rất dân dã ấy hội tụ mọi phẩm chất của người Huế như cần kiệm mà tinh tế, tài hoa… và phải đủ hết các vị cay - đắng - mặn - chát. Điểm đặc biệt của món ăn là cơm phải là cơm nguội, chỉ có nước luộc hến ăn cùng phải nóng. Có lẽ ​​rau sống chính là điểm nhấn đặc biệt của món ăn, bao gồm thân chuối, bắp chuối thái mỏng, dọc mùng, rau thơm, dứa và khế xắt nhỏ. Tất cả những thứ đó khiến bát cơm hến có tổng cộng mười mấy nguyên liệu, nhưng tất cả đều hoà quyện vào vào với nhau, tại nên một món ăn thơm ngon. Tô cơm hến trông thật hấp dẫn thực khách Đến Huế du khách chỉ cần đứng ở cầu Tràng Tiền nhìn về phía Đông thì đã có thể ngắm toàn cảnh Cồn Hến. Lúc này cồn trông như một viên ngọc xanh biết giữa dòng sông mênh mang. Ai chưa một lần đặt chân tới thăm Huế hãy xách balo và đi ngay nào, chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm bất ngờ từ những điều nhỏ nhất, bình dị nhất.

--> XEM THÊM TOUR DU LỊCH HUẾ TẠI ĐÂY

Tiên Tiên