Khám phá thành phố cổ nghìn năm chìm sâu dưới lòng hồ ở Trung Quốc

13/09/2022

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết
Hồ nghìn đảo nằm ở Chiết Giang, Trung Quốc, cách thành phố Hàng Châu 150 km. Đây là một hồ nước nhân tạo được hình thành sau khi hoàn thành đập thủy điện sông Xin'an. Năm 1959, để xây dựng hồ chứa Xin'anjiang, người ta phải giải phóng một diện tích có bán kính lên đến 573 km vuông để có thể trữ 17,8 km khối nước. Sau khi hồ nước được hình thành, nó có tên gọi là Hồ nghìn đảo vì có tới 1.078 hòn đảo lớn và một vài nghìn hòn đảo nhỏ hơn hiện lên trên mặt hồ. Hồ Xin'anjiang Hồ nghìn đảo được biết đến với nước trong xanh và được sử dụng trong nông nghiệp. Nơi đây cũng được bao quanh bỏi những cánh rừng tươi tốt và các hòn đảo. Hiện tại, hồ nghìn đảo đã trở thành một điểm du lịch Trung Quốc với các hòn đảo theo chủ đề bao gồm Đảo Chim, Đảo Snake, Đảo Khỉ, Đảo Lock,... Những hòn đảo nhô lên bề mặt hồ rộng lớn Nhưng những gì nằm bên dưới hồ có lẽ thú vị hơn và xứng đáng hơn giá trị của bản thân nó, bởi vì trước khi thung lũng bị ngập lụt, đứng dưới chân ngọn núi Wu Shi là hai thành phố cổ Shi Cheng và He Cheng. Shi Cheng được xây dựng vào năm 621 sau Công nguyên trong thời nhà Đường (618-907) và từng là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của Trung Hoa xưa kia.He Cheng còn có tuổi đời lớn hơn, được thành lập vào năm 208 sau Công nguyên trong thời nhà Hán (25 - 200 SCN) như là một trung tâm kinh tế dọc theo Sông Xin'anjiang. Nhìn từ trên cao những hòn đảo ở lòng hồ hiên ra rất đẹp Cả He Cheng và Shi Cheng đều bị nhấn chìm trong nước vào tháng 9 năm 1959 khi chính phủ Trung Quốc quyết định cần một nhà máy điện thủy điện mới và một hồ chứa để nuôi sống dân số ngày càng tăng tại thành phố Hàng Châu. Cùng với 2 thành phố cổ, có đến 27 thị trấn, 1.377 làng, gần 50.000 mẫu đất nông nghiệp và hàng ngàn ngôi nhà bị ngập sâu dưới lòng hồ. Khoảng 290.000 người đã được di dời cho dự án. Sự thờ ơ hoàn toàn của chính phủ đối với việc bảo vệ các thành phố cổ xưa là một điều đáng tiếc cho những giá trị lịch sử lâu đời này. Nhiều di tích lịch sử bị chìm sâu dưới lòng hồ Cả 2 thành phố cổ He Cheng và Shi Cheng vẫn bị quên lãng trong 40 năm cho đến năm 2001, khi Qiu Feng, một quan chức địa phương phụ trách về du lịch đã thảo luận các cách để giải trí trên hồ Qiandao với một câu lạc bộ lặn ở Bắc Kinh. Ông nghĩ đến việc lặn xuống nước và nhìn ngắm nhìn nó là một cách tốt để thu hút khách tour Trung Quốc đến với nơi đây, đồng thời có thể hiểu rõ hơn về những giá trị lịch sử ngàn năm đã chìm vào quên lãng này. Hồ Xin'anjiang là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất Trung Quốc Vào ngày 18 tháng 9 năm 2001, khi lần đầu tiên được lặn xuống để ngắm nhìn những thị trấn cổ xưa chìm sâu nước nước. Qiu đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn: "Chúng tôi đã may mắn, ngay khi chúng tôi lặn xuống hồ, chúng tôi đã tìm thấy bức tường bên ngoài của thị trấn và thậm chí còn lấy một viên gạch. Qiu nhanh chóng báo cáo khám phá của mình cho chính quyền địa phương. Khi nhiều nghiên cứu được tiến hành, người ta phát hiện ra rằng toàn bộ thị trấn dù bị ngập trong hàng chục năm qua nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Ngay cả các dầm gỗ và cầu thang cũng được bảo quản tốt ở dưới nước. Một thị trấn cổ chìm sâu dưới hồ Vào năm 2005, cục du lịch địa phương đã phát hiện thêm ba ngôi làng cổ dưới nước. Vào ngày 7 tháng 1 năm 2011, các thị trấn cổ được đánh giá là di tích cấp tỉnh. Trong tháng tiếp theo, tạp chí Địa lý Quốc gia Trung Quốc in ảnh của thị trấn. Các chính quyền địa phương rất phấn khởi biết rằng các thành phố cổ này còn còn vẫn còn nguyên vẹn mặc dù đã ở dưới nước 50 năm. Để lấy lại hiện trạng những di tích lịch sử này, một số đề xuất xây dựng một bức tường bảo vệ và bơm nước ra khỏi thành phố. Tuy nhiên, phương pháp này là tốn kém, và các bức tường không thể duy trì áp lực của nước. Chính quyền cho phép các thị trấn ngập nước sẽ được mở ra cho khách du lịch. Một chiếc tàu ngầm cao 3,6 mét với sức chứa 48 chỗ ngồi được xây dựng với chi phí 40 triệu NDT (6.36 triệu USD) cho các chuyến thăm dưới nước. Nhưng kể từ khi nó được hoàn thành vào năm 2004, tàu ngầm đã không bao giờ được sử dụng. Các quan chức địa phương cho biết luật pháp đã không cho phép tàu ngầm lặn vào vùng nước nội địa. Hơn nữa, không có quy tắc nào điều chỉnh tàu ngầm dân dụng. Ngay cả khi được chính thức chấp thuận, tàu ngầm có thể gây ra dòng nước mạnh chảy xuống dưới nước, có thể làm hỏng các tòa nhà. Một bức tường đá Một số chuyên gia tin rằng điều tốt nhất để làm bây giờ là không làm gì vì công nghệ có hạn. Fang Minghua, cựu giám đốc Văn phòng Quản lý Di sản của Chun'an cho biết: "Trước khi sử dụng các di tích văn hoá, chúng ta nên bảo vệ chúng. Ông nói rằng hiện nay, các giải pháp đều không đưa ra các lựa chọn khả thi. Fang sử dụng một ví dụ của hai dầm gỗ từ thành phố cổ xưa mà dần dần co lại khi chúng được đưa ra khỏi môi trường dưới nước và tiếp xúc với không khí. Nước sẽ bảo vệ gỗ tốt hơn; tiếp xúc với không khí làm tăng khả năng thiệt hại. Hơn nữa, các bức tường có thể sụp đổ do sự thay đổi dòng nước. Fang cho rằng việc đi thuyền buồm, câu cá, hoặc đào cát ở các khu vực gần đó phải bị cấm. Một bức tranh mô phỏng lại những thị trấn cổ ngày xưa Vào cuối năm 2002, Viện Cơ học, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã đề xuất xây dựng một cây cầu Archimedes, còn được gọi là đường hầm lơ lửng. Cầu Archimedes là một dự án khó khăn. Hiện tại có 7 quốc gia đang nghiên cứu về vấn đề này, bao gồm Na Uy, Nhật Bản, Thụy Sỹ, Brazil và Mỹ. Nếu chiếc Cầu Archimedes cho hồ Qiandao thành công, đây sẽ là chiếc cầu Archimedes đầu tiên trên thế giới.

Theo amusing