Khám phá phong tục đón Tết Dương lịch của ba cường quốc kinh tế thế giới

13/09/2022

Top Ten News

Mục lục bài viết
Dù đều hướng về những mong ước tốt đẹp và may mắn nhưng phong tục chào đón năm mới của các nước trên thế giới có những nét khác biệt. Hãy du lịch Mỹ, Nga, Trung Quốc xem họ  đón chào năm mới như thế nào.    1. Mỹ:   Chào đón năm mới ở Mỹ Chào đón năm mới ở Mỹ   Năm mới của người Mỹ người ta thường đi hỏi thăm gia đình, họ hàng và bè  bạn tổ chức ăn uống. Tuy nhiên ngày đầu tiên của năm mới là một ngày khá tĩnh lặng ở Mỹ. Họ thường ở nhà bên người thân suốt cả ngày. Vào đêm giao thừa, người Mỹ thường tập trung ở quảng trường Thời Đại. Người ta đứng sát bên nhau cùng chờ khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Khi mọi người cùng hô to đến giây cuối cùng cũng là lúc một quả cầu thủy tinh đẹp lung linh, chứa hàng ngàn mảnh thủy tinh tượng trưng cho những vì sao đang cháy sáng xuyên qua bóng đêm của năm cũ, rơi xuống. Lúc quả cầu chạm đất là thời khắc mọi người hô vang lời chúc mừng năm mới: " Happy New Year" và đồng thanh cất  lên những giai điệu tuyệt vời của bài hát truyền thống "Auld Lang Syne", tung những mảnh giấy nhiều màu sắc lên trời.   Điều thú vị là ở chỗ có nhiều người mặc trang phục và ăn những đồ ăn đặc biệt. Những người mong muốn tìm thấy tình yêu thật sự thường chọn những bộ đồ màu vàng còn những người hy vọng kiếm được nhiều tiền thì mặc trang phục màu bạc. Có những người khác lại đón chào năm mới bằng những bữa ăn ngon. Song có một điểm mà không phải ai cũng biết là họ ăn bắp cải với hi vọng nó sẽ mang đến cho mình... may mắn và tiền bạc.   2. Người Nga:   Chào đón năm mới ở Nga Chào đón năm mới ở Nga   Người Nga cổ có phong tục đón năm mới vào một ngày hội mùa Xuân, theo lịch hiện nay là khoảng 22/3. Do thời tiết tháng 3 vẫn còn giá lạnh, để việc tổ chức các lễ thuận tiện hơn, đến giữa thế kỷ 14 người Nga chuyển lễ Năm mới sang ngày 1/9.   Truyền thống đó đã chấm dứt vào năm 1699, khi Nga Hoàng Pie Đệ Nhất đưa ra sắc lệnh mới, quy định các ngày lễ năm mới diễn ra từ 1-7/1 theo lịch Julius của châu Âu.   Không những quy định mốc thời gian mới, sắc lệnh của Nga Hoàng còn thay đổi hoàn toàn lề thói đón năm mới của người Nga. Theo đó những ngày lễ năm mới các thân dân cần phải vui chơi nhưng không được thái quá hoặc say rượu, đánh nhau. Các nhà dân phải trang hoàng bằng những cành lá thông xanh cho đến tận ngày 7/1. Ngoài đường phổ tổ chức các hoạt động trượt băng và vui chơi, phong tục dựng cây thông năm mới và nghi thức bắn đại bác và pháo hoa trên quảng trường Đỏ cũng được tiến hành.   Cũng như nhiều cải cách của Pie Đại đế, sắc lệnh về năm mới của ông bị các tầng lớp lạc hậu trong xã hội Nga, đặc biệt là giới tăng lữ phản đối mạnh mẽ. Nhưng tất cả đã phải khuất phục trước các biện pháp trừng phạt mạnh tay của chính quyền.   Sau cách mangjt hàng Mười 1917, nước Nga chuyển sang sử dụng lệ lịch Gregory. Đây là lý do khiến người Nga ngày nay đón năm mới đến ... 2 lần trong một năm. Lần đầu vào ngày 1/1 theo đúng chuẩn thế giới, lần hai là ngày 13/1 theo cách tính của lịch cũ.   3. Trung Quốc:   Chào đón năm mới ở Trung Quốc Chào đón năm mới ở Trung Quốc   Dù chưa phải là tết cổ truyền của người dân Trung Quốc nhưng trong những năm gần đây người dân Quốc gia này cũng tỏ ra khá hào hứng với thời khắc chuyển giao của Tết Dương lịch.   Trong năm nay đã có đông đảo người dân tại thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải và Hồng Kông đã đổ ra đường đón năm mới 2015 dù đây chưa phải là Tết cổ truyền của họ. Đặc biệt tại Hongkong chào đón năm mới với màn bắn pháo hoa hành tráng kéo dài trong 8 phút. Cảng biển Victoria cũng là nơi mà người dân nơi đây tập trung đông nhất đề chào đón khoảnh khắc giao thừa năm mới 2015. Cùng với đó, tòa tháp 101 Đài Bắc được xem là tâm điểm của lễ tiễn năm cũ chào đón năm mới 2015 ở hòn đảo xinh đẹp này.   Là một trong những quốc gia vốn nổi tiếng về những màn bắn pháo hoa hoành tráng, chính vì vậy màn bắn pháo hoa ở thủ đô Bắc Kinh trong đêm giao thừa tết dương lịch là một sự kiện hoành tráng trước thềm năm mới.   Tuy nhiên có một điều đáng tiếc xảy ra trong đêm giao thừa 2015, đó là sự việc 35 người thiệt mạng. Đó là thời gian vào khoảng 23h35 phút theo giờ Trung Quốc, ngay trước thời khắc chào đón năm mới 2015, một vụ chen lấn, giẫm đạp nghiêm trọng đã xảy ra tại khu vực bến Thượng Hải thuộc thành phố Thượng Hải làm ít nhất 35 người thiệt mạng và 43 người khác bị thương.   Tai nạn xảy ra do số lượng lớn những người có mặt tại Quảng trường Trần Nghị, thuộc khu vực Bến Thượng Hải chen lấn, giẫm đạp lên nhau. Đây có thể coi là một thảm kịch tổi tệ nhất ở Trung Quốc trong những ngày đón năm mới 2015.

Theo Dân Trí