Khám phá những lễ hội truyền thống ở Campuchia

13/09/2022

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết
Sở hữu nhiều cảnh đẹp cùng các di sản nổi tiếng thế giới, Campuchia trở thành điểm đến lý tưởng mà du khách không thể bỏ qua trong kì nghỉ Tết Nguyên Đán sắp đến, ở đây du khách sẽ được khám phá một chuyến du lịch nước ngoài tiết kiệm mà vẫn có nhiều trải nghiệm thú vị. Nằm ngay cạnh Việt Nam nên nhìn chung Campuchia khá giống với nước ta với khi hậu cũng được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Tuy nhiên cái nắng ở Campuchia nóng bức và chói chang hơn ở Việt Nam nhiều. Do đó, nếu có ý định đi du lịch Campuchia thì bạn nên tránh những đợt thời tiết nắng nóng ra nhé. Ngôi chùa vàng nổi tiếng ở Campuchia Thời điểm lý tưởng du lịch Campuchia đẹp nhất là khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, lúc này thời tiết ôn hòa, nắng đẹp, trời không quá nóng và ít mưa. Ngoài ra, Từ giữa tháng 11 hàng năm có lễ hội rước nước và đua thuyền cũng rất đặc sắc và vào tháng 4 hàng năm là ngày Tết của người dân Khmer nên ở Campuchia có rất nhiều lễ hội.

1 vài lễ hội truyền thống ở Campuchia

Lễ hội bắt cá truyền thống Hàng năm, cứ sau thu hoạch vụ xuân, hàng trăm người dân tại tỉnh Tboung Khnum, phía đông Campuchia lại đến hồ Boeung Kroam tham gia lễ hội bắt cá bằng những phương pháp truyền thống của tổ tiên. Từ sáng sớm, người dân từ nhiều nơi đã về xã Choam Korvean, cách thủ đô Phnom Penh gần 250 km, để tham gia lễ hội truyền thống này. Họ đội nón lá, mang khăn rằn để tránh cái nắng gay gắt. Mọi người cùng xuống sông để bắt cá Tại lễ hội, người tham gia chỉ được sử dụng những dụng cụ truyền thống như nơm hoặc chài. Tuy nhiên, năm nay lượng cá bắt được trong hồ không còn nhiều như những năm trước. Chính quyền địa phương đã thắt chặt giám sát, cấm đánh bắt tại hồ Boeung Kroam trong gần một tháng trước khi lễ hội diễn ra. Biện pháp này nhằm ngăn chặn tình trạng đánh bắt cá trái phép và đảm bảo đủ lượng cá để phục vụ lễ hội truyền thống hàng năm. Thông qua lễ hội năm nay, giới chức địa phương còn hy vọng nâng cao nhận thức của mọi người về việc đánh bắt cá bằng những biện pháp bền vững thay vì hình thức đánh bắt cá  trái phép như chích điện, chất nổ. Lễ hội đua thuyền Theo tiếng khmer lễ hội đua thuyền truyền thống có tên là Om Thook hay còn gọi là lễ hội nước. Đây được xem là hoạt động thường niên náo nhiệt và có ý nghĩa to lớn trong đời sống tinh thần của người dân Campuchia. Theo ghi chép, lễ hội này có nguồn gốc từ rất lâu, trên các bức tường tại kinh đô Angkor, được xây dựng vào thế kỉ 12 đã có tạc cảnh của lễ hội đua ghe rất sống động. Lễ hội cũng là cách mà người dân tạ ơn Đức Phật Với đội hình là những người nam khỏe mạnh, thường là thanh niên, họ trổ tài lèo lái con thuyền lướt sóng băng băng và để có được chiến thắng, tất cả nhờ vào sự đồng lòng chung sức của cả đội. Điều này thể hiện nét đặc sắc của dân tộc Campuchia, tài năng, nhanh nhẹn, sự kiên trì và đoàn kết cộng đồng. Và hơn hết chính là sự hăng say lao động và yêu chuộng hòa bình, ngoài ra lễ hội còn là lễ tạ ơn Đức Phật, đã ban cho người dân mùa màn bội thu và thể hiện ước vọng ấm no hạnh phúc của họ.  Lễ hội té nước Bom Chaul Chnam Bom Chaul Chnam  còn được biết đến là lễ hội mừng thu hoạch lúa thành công, một lễ hội rất quan trọng của người dân Khmer, được tổ chứa vào 3 ngày tính từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 hàng năm. Một lễ hội vô cùng ý nghĩa đối với một đất nước có nền văn minh nông nghiệp từ lâu đời, thậm chí bạn sẽ còn bắt gặp lễ hội này khi đến những đất nước khác như Thái Lan, Lào và Myanmar. Mọi người cùng té nước vào nhau để tạo may mắn Trước lễ hội, người dân thường sẽ dọn dẹp và chuẩn bị mọi vật dụng cần thiết cho dịp lễ hội. Khi lễ hội đến, mọi người gặp gỡ nhau, chúc mừng và té nước lên nhau như sự chúc phúc trong niềm hy vọng một vụ mùa năng suất cao hơn trong năm sắp tới. Với người dân Campuchia, nước mang đến những điều tốt đẹp và thịnh vượng, họ chẳng những giật nước lên mọi người xung quanh mà họ còn té nước vào cả nhà cửa, động vật và những công cụ sản xuất. Một lễ hội mang đậm tính truyền thống dân tộc của người dân Khmer. Tết cổ truyền Chaul Chnam Thmey Tết cổ truyền của người Khmer cũng tương tự như lễ hội Songkran ở Thái Lan và Pi Mai Lao ở Lào. Lễ hội được kéo dài 3 ngày từ 13/04 - 15/04. Trong những ngày này người Campuchia thường đổ ra đường hòa mình với không khí tưng bừng, rộn ràng và tổ chức các hoạt động đang chờ đợi bạn khám phá. Có thể du khách đã biết đến tôn giáo chính của người Khmer là Phật giáo và ngoài ra họ còn có đức tin với vị thần Tevoda. Vị Thần từ trên trời xuống hạ giới chăm lo cuộc sống ấm no của người dân ở đây. Người dân cùng nhau tắm phật như 1 cách cầu may mắn trong năm mới Ngày đầu tiên (Moha Songkran): Người dân chuẩn bị cho mình bộ áo quần đẹp nhất đến thắp hương và làm lễ ở chùa. Họ quỳ lạy và khấn cầu may mắn, hạnh phúc. Ngày thứ hai (Virak Wanabat): Người Khmer tổ chức từ thiện, giúp đỡ những người vô gia cư, những gia cảnh nghèo khó để giúp họ cuộc sống tốt hơn cũng như tin tưởng vào cuộc sống ngày mai tươi đẹp. Ngày thứ ba (Virak loeurng Sak): Người dân tiếp tục đến chùa nghe thuyết pháp, đốt đèn nhang, đưa nước ướp hương để tắm Phật. Điều này thể hiện sự tôn kính, niềm tin đối với Đức Phật đồng thời họ tin rằng sau khi gột rửa những điều không may họ sẽ chào đón một năm mới đong đầy hạnh phúc và may mắn. Ngoài ra, vào những ngày lễ này mọi người đi thăm hỏi chúc tết lẫn nhau và nấu những món ăn truyền thống như bánh tét, bánh ngọt, hoa quả… để dâng lễ và đãi khách. Hòa mình vào cuộc sống của người Khmer, nếu tinh tế các du khách sẽ khám phá được một nét độc đáo về con người nơi đây. Từ những đứa bé cho đến cụ già ai cũng thích ca hát, nhảy múa trong tiết tấu, giai điệu rộn ràng, vui tươi (như múa Răm Vông, hát Dù Kê, diễn tuồng Rô Băm…). Qua bài viết, chắc chắn bạn đã có những dự định của riêng cho mình rồi đúng không? Hãy nhanh tay đặt Tour du lịch Campuchia giá rẻ để có thể khám phá các lễ hội đặc sắc tại đây nhé. Chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.

--> XEM THÊM TOUR DU LỊCH CAMPUCHIA TẠI ĐÂY

Tiên Tiên