Cùng với Công viên Khảo cổ Angkor và đền Preah Vihear, khu vực đền Sambor Prei Kuk vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới mới. Với kiến trúc mang đặc trưng thời tiền Angkor, phong cách độc đáo của Khmer cổ, chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, đền chùa ở Sambor Prei Kuk được xem là những công trình vô giá mà tổ tiên đã để lại cho người dân Campuchia.

Ngôi đền nằm lọt giữa rừng rậm
Gần đây, khách
du lịch Campuchia đang đổ xô tới di sản văn hóa mới này.
Quần thể Sambor Prei Kuk bao gồm các ngôi đền, tháp bát giác, biểu tượng thần Shiva, đá Yoni, cùng nhiều tác phẩm điêu khắc sư tử. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa ở Sambor Prei Kuk mang đặc trưng thời tiền Angkor, với phong cách độc đáo của Khmer cổ, chỉ chịu ảnh hưởng chút ít của kiến trúc Ấn Độ.
Vật liệu để xây dựng đền được cho là gạch nung được kết dính bởi một loại nhựa cây trộn đường Thốt Nốt. Dù trải qua 14 thế kỷ nhưng những chạm trổ tinh xảo vẫn còn vài góc nguyên vẹn khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng đều phải ngạc nhiên. Thông qua những chạm trổ, điêu khắc cũng như hình dáng các ngôi đền, du khách sẽ thấy được tài hoa của những người thợ – nghệ sĩ Khmer đã xây nên chúng.

Bức tượng sư tử được chạm khắc tinh xảo
Điều ngạc nhiên là chất liệu chính được sử dụng để xây dựng các ngôi đền ở
khu vực Sambor Prei Kuk là gạch nung chứ không phải là bằng những tảng đá khổng lồ như ở Angkor hay những ngôi đền khác ở Campuchia. Gạc nung từ bùn đất, có lịch sử dày hơn Angkor nhưng vẫn tồn tại qua chừng ấy thời gian đủ để chứng minh tài năng của người Khmer xưa.
Du khách cũng thấy được sự tàn phá của thiên nhiên lên những ngôi đền sau 14 thế kỷ qua. Quần thể đền đài đồ sộ này đã bị hủy hoại đi nhiều. Những bức tường bằng gạch nung hay cả sa thạch đã đổ sụp xuống dưới sức nặng thời gian và cả bộ rễ đồ sộ của đám cổ thụ vây quanh. Những cây đa già nua đã và đang cố “nuốt trọn” những ngôi đền nhỏ làm bằng gạch nên dễ bị huỷ hoại hơn.

Thời gian đã nhuốm màu lên những ngôi đền
Di sản văn hóa mới Sambor Prei Kuk có đến 54 cụm tháp đền, tuy nhiên qua sự tàn phá của thiên nhiên, giờ chỉ còn lại bảy cụm đền tương đối nguyên vẹn. Và chỉ có ba cụm đền, Prasat Tao (đền Sư tử), Prasat Sambor và Prasat Trapeang Ropeak, được mở cửa cho du khách thăm viếng.
Sambor Prei Kuk hay còn gọi là "ngôi đền trong rừng rậm", được xác định là Ishanapura, thủ đô của đế chế Chenla cổ. Đây là một nền văn minh Khmer phát triển mạnh vào cuối thế kỷ 6 và thế kỷ 7, trước khi đế chế Khmer ra đời. Mặc dù nằm tỏng rừng rậm âm u, hẻo lánh nhưng với kiến trúc độc đáo của những ngôi đền khiến nhiều khách
tour Campuchia không thể bỏ qua.

Rễ cay cổ thụ như muốn ôm trọn lấy ngôi đền
Người Campuchia tự hào khi được sinh ra ở mảnh đất của người khmer, tổ tiên đã để lại cho họ những công trình vô giá.
Sambor Prei Kuk không đồ sộ như Angkor, nhưng vẻ trầm mặc, sự thô ráp mạnh mẽ toát lên từ những ngôi đền tháp còn lại sau bao biến thiên của lịch sử cũng đủ làm rung động du khách.