Chiều ngày 15/1/2014, UBND thành phố Nam Định đã tổ chức họp báo công bố về việc tổ chức lễ hội Khai ấn Đền Trần 2014. Năm nay lễ hội Khai ấn Đền Trần diễn ra sớm hơn 2013 một ngày và có thêm những nghi lễ rước nước và nghi lễ tế cá. Đây cũng là năm đầu tiên lễ hội Đền Trần có thêm hai lễ hội này.
1. Thời gian diễn ra lễ hội:
Làm lễ trong lễ Khai ấn Đền Trần
Vào ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, Ban tổ chức sẽ tiến hành nghi lễ rước nước và nghi lễ tế cá. Nghi lễ được thực hiện tại đền Cổ Trạch bắt đầu từ 6h sáng, bao gồm các nghi thức như rước kiệu ra giếng cổ, lấy nước đánh bắt và rước cá về đền Thiên Đường. Tại đây sẽ thực hiện nghi thức dâng nước, tế cá sau đó phóng sinh ra sông Hồng.
Sau khi thực hiện nghi lễ rước nước và nghi lễ tế cá, Ban tổ chức sẽ tiến hành các nghi lễ truyền thống của
lễ hội Đền Trần. Và lễ phát ấn cho nhân dân và khách thập phương bắt đầu từ 7h sáng ngày 15 tháng Giêng âm lịch ( 14/2). Ấn Đền Trần sẽ được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực cây đền Trần.
Trong thời gian các ngày từ 12 đến 16 tháng Giêng tại đây vẫn sẽ diễn ra xen kẽ các hoạt động
hội truyền thống bao gồm múa lân, rồng, sư tử, hát chèo, chầu văn, thi đấu cờ người, đấu vật, biểu diễn võ thuật bên ngoài cổng Ngũ Môn đền Trần.
Ban tổ chức cũng cho biết năm nay không ấn định số lượng các lá ấn được phát ra cho du khách, con số này phụ thuộc vào quyết định của Đền.
2. Những giải pháp để lễ hội diễn ra thành công:
Để chuẩn bị cho
lễ hội Khai ấn Đền Trần xuân Giáp Ngọ 2014, Ban tổ chức đã thành lập bốn tiểu ban là An ninh, Tuyên truyền, Nghi lễ, Hậu cần và phân công nhiệm vụ, giao trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị triển khai các biện pháp an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, huy động các lực lượng công an, quân sự, dân quân tự vệ làm nhiệm vụ trong thời gian trước, trong và sau lễ Khai ấn.
Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Ngọ 2014 tổ chức vào dịp đầu xuân mới hằng năm nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của cha ông ta nhằm thu hút và quảng bá nét đẹp văn hóa của quê hương Nam Định đối với du khách trong và ngoài nước.
3. Nguồn gốc về lễ hội Khai Ấn Đền Trần:
Du khách thập phương về tham dự lễ Khai Ấn Đền Trần
Lễ Khai ấn đền Trần ( Nam Định) diễn ra có quy mô tổ chức từ vài chục năm gần đây vào
Rằm tháng Giêng hằng năm đã thu hút hàng vạn người về dự. Về lệ
khai ấn Đền Trần Nam Định, đã có một số tác giả viết bài nhận định nó diễn ra từ thời Trần, bắt nguồn từ việc sau khi đánh thắng quân Mông - Nguyên, vua Trần thiết triều ở Tức Mặc- Thiên Trường để thưởng công, ban tước. Tuy nhiên tác giả lại không chứng minh được điều nhận định của mình là xác đáng để bạn đọc tin tưởng. Có nhiều nhà văn hóa đã bỏ thời gian ra tra cứu nhưng không tìm thấy một bộ chính sử nào của nước ra chép về việc nhà Trần có lệ
khai ấn Đền Trần ( Nam Định).
Chính sử có chép: Vua Trần Anh Tông từng ban tước hơi nhiều cho các quan trong triều. Thượng hoàng Nhân Tông biết được sai lấy sổ xem rồi ghi vào trong đó rằng " Sao lại có một nước bé bằng bàn tày mà phong quan tước nhiều đến thế". Từ đó vua Trần Anh Tông lại càng thận trọng khi ban tước. Xem như thế rất khó có chuyện vua Trần tổ chức
lệ khai ấn Đền Trần.
Trong cuốn sách "Ấn Chương Việt Nam", các ấn bằng gỗ ở nhiều đền thờ đức Thánh Trần được phân loại là ấn tín trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng. Cuối đời lui về Kiếp Bạc, Hưng Đạo Vương có tu theo Đạo giáo và sau khi mất đã hiển thánh cho nên các đền và điện thờ đực thánh Trần và việc hành nghề đạo sĩ phải có con dấu của đức Thánh Trần để đóng bùa chúa, các bùa- sở cho tăng tính linh thiêng. Như vậy ấn đức Thánh Trần dùng trong sinh hoạt tôn giáo chứ không có chuyện khai ấn thưởng công ban tước trong chính quyền. Và còn nhiều bản thảo bài viết khác đều đưa ra những nhận định chung chung, chưa đưa ra những căn cứ mang tính thuyết phục cho độc giả.
Lễ hội
Khai Ấn đền Trần hiện nay là một sinh hoạt tâm linh có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội là một thực tế không ai có thể phủ nhận được. Đã trở thành lễ hội tâm linh của nhân dân thì không một thế lực nào trong xã hội có thể áp đặt theo ý mình được, càng không thể cấm đoán nó. Càng cấm đoán, áp đặt thì sức sống càng mãnh liệt. Có một tư liệu liên quan đến nguồn gốc khai ấn thời Trần góp vào đề tài nghiên cứu như sau: Trong bài thơ của Đỗ Hựu có nội dung nói về lễ khai ấn đền Trần.
Theo các tài liệu địa chí và đăng khoa lục thì Đỗ Hựu sinh năm 1441, không rõ năm mất, quê xã Đại Nhiễm ( thời Trần là xã Văn Tập), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ông đỗ Đệ Tam Giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức 9 (1478) đời Lê Thánh Tông, làm quan đến Lại bộ Tả Thị Lang, từng đi sứ nhà Minh và có công chiêu dân khai hoang vùng đất ven sông Hát. Ông có tác phẩm " Sơn Thủy hành ca". Bài thơ của ông nói về lệ
khai ấn đền Trần. Bài thơ được dịch nghĩa như sau:
Từng nghe ngày trước Trần Vương
Tức Mặc còn có tổ đường nơi đây
Dời về Vạn Khoảng đất này
Khang thôn định trạch thảo ngay hòa hài
Lòng thành tế cá hôm mai
Khai ấn cầu vọng lâu dài yên vui
Đến nay đâu sánh ở đời
Dân thôn mãi mãi bày lời tạ ơn.
Theo bài thơ trên của Đỗ Hựu ở thế kỷ 15 thì lệ
Khai ấn Đền Trần tương truyền là lệ vốn có của tộc Trần, vào thời kỳ tác giả sống lễ khai ấn tại tộc miếu của nhà Trần vẫn còn diễn ra. Có lẽ từ lệ riêng của tộc Trần về sau phát triển thành lệ chung của nhân dân. Bài thơ tuy là sáng tác văn học nhưng những điều phản ánh trong tác p hẩm lại là điều mắt thấy tai nghe nên rất đáng tin. Như vậy lệ
Khai Ấn Đền Trần không phải thời Nguyễn (Minh Mệnh) hay về sau này mới nghe mà được tương truyền từ thế kỷ 15 mà bài thơ của Đỗ Hựu là một minh chứng rõ ràng. Đây có thể là một dấu ấn văn hóa Thời Trần trong cộng đồng Nam Định qua lệ
Khai ấn Đền Trần ở Nam Định hiện nay. Hi vọng các nhà nghiên cứu và các nhà chức trách xem xét phát hiện chứng minh lệ
Khai Ấn đền Trần có thực từ thời Trần để duy trì một lễ hội tâm linh lớn của nhân dân.
Kiều Ngân ( Topten Travel) Tổng hợp