Lauwe Pruim, người Hà Lan và Laurens Van Gutch, người Bỉ đã chọn Việt Nam làm nơi khởi đầu cho hành trình khám phá Đông Nam Á trong kế hoạch vòng quanh thế giới bằng xe đạp của mình. Ấn tượng đầu tiên về Việt Nam là rất tệ khi bị chặt chém, rồi chuyến đi đã khiến hai bạn trẻ khám phá những điều thú vị.
1. Thú vị mỗi ngày:
Mù Cang Chải
Theo nhận xét của Lauwe, có nhiều tương đồng về văn hóa nhưng
du lịch Việt Nam có nhiều điểm khác biệt thú vị với nước láng giềng Trung Quốc, đất nước mà anh ghé thăm trước khi đến đây. Chẳng hạn, theo chàng trai người Hà Lan này, người dân ở Trung Quốc không niềm nở bằng người dân tại Việt Nam- nơi đi đến đâu anh cũng được đón chào bằng nụ cười nồng ấm.
Lauwe nói Việt Nam mang lại cho anh nhiều điều thú vị, bất ngờ mỗi ngày trong suốt hơn hai tháng ở lại đây. "Việt Nam có những nét rất riêng không thể trộn lẫn với những vùng đất tôi đã đi qua. Không khí thanh bình, tinh thần lạc quan của người dân, tiếng cười đùa sảng khoái ở những khu chợ nông thôn, hình ảnh những bác xe ôm ngủ ngon lành trên xe máy, hay các quán cà phê vỉa hè đậm chất địa phương mỗi buổi sáng... là đặc sản- Lauwe nhận xét.
Chàng trai này không giấu được cảm xúc của mình khi kể về thời gian tận hưởng sự thanh bình của một buổi chiều tà ở đồng bằng sông Cửu Long hay choáng ngợp giữa những phong cảnh đẹp như tranh vẽ trong một buổi sáng mù sương tại thành phố cao nguyên Đà Lạt. Nhưng anh cũng chân thành nói về ấn tượng trước tình trạng giao thông mà anh nói vui là "hỗn loạn trong trật tự" ở thành phố Hồ Chí Minh.
Là cây bút chuyên viết về du lịch, Lauwe thường ghi lại những cảm xúc về các vùng đất, trong đó có Việt Nam, trên blog cá nhân hoặc giới thiệu trên các tờ báo du lịch anh cộng tác. "Nếu mọi người dành thời gian đọc những câu chuyện của tôi viết về Việt Nam, về
du lịch Việt Nam , tôi nghĩ họ sẽ biết thêm một đất nước vẫn chưa đánh mất đi những vẻ đẹp riêng vốn có. Người dân địa phương thật sự giúp tôi có một cái nhìn sâu hơn về văn hóa đất nước bạn". Lauwe bày tỏ.
Trong khi đó Laurens lại chia sẻ tình yêu đặc biệt với nền ẩm thực phong phú của Việt Nam. Anh nói rất thích ăn phở, lẩu, bún chả, bún giò... và món yêu thích nhất là món bánh mì pate. Theo anh bánh mì của Việt Nam vừa rẻ, vừa ngon mà anh không thể tìm được bất kỳ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên đối với Laurens, trải nghiệm đáng nhớ trong chuyến
du lịch Việt Nam chính là chuyến đạp xe đến một ngôi làng nhỏ ở Sapa vào cuối năm ngoái. Laurens kể khi anh đặt chân đến ngôi làng này , anh phát hiện mình mất ví tiền. Biết được tình cảnh của anh , dân làng không ngần ngại cho anh thức ăn, nước uống miễn phí trong 4 ngày. Nhiều người còn bí mật nhét tiền vào túi anh để giúp anh có lộ phí mà tiếp tục cuộc hành trình. "Người dân nơi đó thật tuyệt vời. Họ biến ngày đen tối nhất của tui thành ngày vui vẻ nhất và đáng nhớ nhất". - Laurens kể.
2. Hiến kế cho du lịch Việt Nam:
Phở Hà Nội
Nói về ấn tượng ban đầu không mấy đẹp, Laurens kể anh phải từng trả 100.000 đồng cho một món ăn trên vỉa hè mà sau này tìm hiểu anh biết nó chỉ có giá chừng 20.000 đồng trong chuyến
du lịch Việt Nam. Lauren phàn nàn ngoài bia, hầy hết các mặt hàng bán trong khu du lịch đều cao hơn mức bình thường. Nhưng cả hai lữ khách này đều cho rằng "nạn chặt chém" không phải là rào cản lớn đối với
du lịch Việt Nam. Laurens thẳng thắn nhận xét rằng vấn đề giá cả ở Việt Nam thật sự là một trò chơi giữa kẻ bán người mua khiến cho du khách thường cảm thấy khá bối rối vì không biết đâu mới là giá hợp lý. Anh than phiền giá xe đò ở Việt Nam mỗi nơi mỗi khác và nhiều lúc hành khách còn phải mua vé từ ... tay các bác tài xế.
Lauwe cho biết ở Trung Quốc phần lớn các bến xe hoạt động rất quy củ và du khách nước ngoài như anh thường không bao giờ thấy bối rối về giá cả khi quyết định mua vé. Theo anh, bảng giá là thứ rất quan trọng tại những nơi du khách mới đặt chân đến. Việt Nam nên cải thiện điều này.
Lauren cũng ít thấy các biển báo hay bảng hiệu cảnh báo du khách về những trò lừa đảo nhắm đến du khách nước ngoài tại những khu
du lịch Việt Nam.
Anh kể, ở Trung Quốc có một nạn lừa đảo phổ biến gọi là "tiệc trà",ở đó có một người tỏ ra vẻ thân thiện, tiếp chuyện với du khách rồi sau đó rủ đi uống trà. Sau khi kết thúc cuộc trò chuyện, du khách sẽ té ngửa khi nhìn thấy hóa đơn thanh toán hơn 100 USD. Thái Lan cũng có kiểu lừa tương tự. Lauwe cho rằng chính quyền ở Bangkok và Trung Quốc cho lắp đặt nhiều kiểu bảng hiệu cảnh báo nhiều chiêu trò lừa đảo du khách ở những khu du lịch phổ biến và hữu ích. Anh nói ngành chức năng Việt Nam nên chú trọng và tìm hiểu về các hành vi lừa đảo nhắm đến du khách nước ngoài và đặt càng nhiều bảng cảnh báo càng tốt để bảo vệ cho du khách.
Trong khi đó, Laurens bảo Việt Nam vẫn chưa bị du lịch hóa quá mức và khẳng định xét về khía cạnh này, Việt Nam tốt hơn Thái Lan gấp màu lần. Laurens nói anh có cảm giác Thái Lan khai thác các du lịch chỉ nhằm để thỏa mãn du khách để thu về càng nhiều tiền càng tốt.
Nhận xét về tiềm năng
du lịch Việt Nam, cây bút du lịch Laurens nói Việt Nam có thể thu hút thêm nhiều lượng khách du lịch bằng việc phát triển du lịch cộng đồng quy mô nhỏ và những tour du lịch gắn với trách nhiệm xã hội và môi trường. Lauwe cho biết sẽ tiếp tục đi cho đến khi không còn cảm thấy hứng thú nữa. Anh quả quyết sẽ trở lại vì Việt Nam vẫn còn nhiều khu vực hoang sơ mà anh chưa khám phá, nhiều món ăn tuyệt vời anh chưa từng thưởng thức.
Top Ten Travel
Nguồn: Báo Tuổi Trẻ cuối tuần