Rau củ được muối chua làm tăng sự ngon miệng. Đây là món ăn ưa thích của người Việt và là món ăn dân dã phổ biến trong bữa cơm gia đình được truyền đời. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, du chua có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. 1. Lợi ích của dưa chua: [caption id="attachment_45226" align="aligncenter" width="450"]

Cà pháo muối chua[/caption] Dưa chua là một món ăn có nguyên liệu chính là rau, củ, quả được trộn với muối và vài thứ gia vị để lên men vi sinh, tạo chua. Có nhiều loại dưa chua như dưa cải, dưa cà pháo, củ hành, củ kiệu... được đánh giá là tốt cho sức khỏe. Dưa chua dễ tiêu hóa hơn dưa, rau, củ sống. Vị chua kích thích tiết dịch vị của dạ dày giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn nhiều hơn. Dưa chua khi lên men tạo acid lactic làm món ăn có vị chua nên lạ và ngon miệng hơn, không bị ngán khi ăn với thực phẩm nhiều dầu mỡ. Một số món chua còn bổ sung các loại vi sinh vật có lợi giúp cân bằng đường ruột. Dưa chua có thể thay rau bổ sung chất xơ đáng kể giúp hạn chế những bện liên quan do thiếu chất xơ gây ra như táo bón, trĩ, ung thu ruột kết...
2. Mối nguy hại tiềm ẩn từ dưa: Thực phẩm muối chua cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu mua đồ chế biến sẵn. Người bán có thể không chọn lọc kỹ thực phẩm, rửa không sạch, bỏ thêm hóa chất khi muối chua và khả năng chúng còn tồn đọng phân bón nitrit, tác dụng với một số acid amin trong dạ dày tạo thành nitrit rosamin, một chất gây ung thu. Những loại dưa muối chua bán sẵn thường mặn hơn tự muối ở nhà để dễ bảo quản trong quá trình tiêu th. Do đó nếu thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm này cũng như các thức ăn mặn nhiều muối khác, có thể làm tăng huyết áp, tổn thương về thận, tăng nguy cơ gây nhiễm tiêm mạch. Những người bị viêm loét dạ dày nếu ăn chua nhiều, bệnh sẽ nặng hơn, dẫn đến đau nhiều và có thể bị tổn thương đến dạ dày nhiều hơn. Nếu ăn chua khi đói lượng acid trong dạ dày tăng cao, kích thích bộ phận này tiết ra nhiều dịch vị, gây cảm giác khó chịu và buồn nôn. Ăn chua quá mức còn làm men răng bị bào mòn nhanh, dễ sâu răng. Do có một số loại dưa chua có lượng muối khá cao, vì vậy những người cao huyết áp nên tránh. Một số dưa chua cũng phải bổ sung đường, do đó không thích hợp với những bị tiểu đường hoặc có nguy cơ bị tiểu đường. Trong quá trình làm chua, gia đoạn đầu dưa con hằng ( còn cay) hoặc khi dưa đã khú ( mùi khó chịu, thậm chí chảy nhớt) có chứa nhiều chất nitrit gây oxy hóa sắt trong hồng cầu máu làm hồng cầu không còn khả năng gắn oxy, nhiễm độc số lượng lớn có thể gây thiếu oxi và tử vong. Vì vậy chỉ nên ăn lúc dưa chua hết hăng và chưa khú. Nên tự làm dưa chua ở nhà. Nếu mua ở ngoài thì nên tìm mua ở những hàng quán tin cậy, biết rõ là họ làm sạch. Mua về thì nên rửa sạch bằng nước chín để nguội rồi ăn ngay. Khi thấy dưa chua còn hăng hay đã khú thì không nên ăn.
3. Một số loại dưa chua phổ biến: Cà muối: Cà pháo nên chọn quả vừa phải, ngậm với riềng, tỏi, ớt và muối hạt. Cà pháo muốn giòn ngon thích hợp ăn với canh cua đồng, canh rau đay, mùng tơi hoặc nướ rau muống luộc. Dưa cải chua: Mua về rửa sạch, cắt khúc rồi phơi nắng cho héo mới ngâm chua. Dưa cải chua ăn với các loại thịt đông, thịt kho, thịt heo luộc là thích hợp nhất. Dưa giá, cà rốt: Ngâm chua cùng với ớt chuông xanh, hành tây, tỏi. Món ăn này kèm với khoai tây chiên hoặc các món rau ghém. Củ kiệu: Thường được muối chua như cách muối dưa, dùng ăn kèm với thịt mỡ hoặc trộn với bắp cải, thịt gà, tôm khô. Dưa rau cần, bắp cải: Rau cần chọn loại có thân màu xanh, đậm thì dưa sẽ giòn hơn, muối cùng bắp cải trắng, rau răm, ớt quả, hành lá. Món này ăn kèm với các món thịt, cá kho, chiên hay xào, hoặc ăn với cơm rang cũng rất ngon.
Theo Doanh nhân Sài Gòn