Du lịch Sầm Sơn- Cảnh đẹp ngây ngất lòng người

13/09/2022

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết
Bích Động Đào xưa thuộc xã Trị Nội, nay là xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trong động có đền thờ, Bích Đông linh tiên, hiệu là Giáng Hương hoặc Giáng Kiều. Trong động có bàn cờ, quân cờ, kho vàng, kho bạc cùng với các nhũ đá với nhiều hình thù kỳ thú, từng được ca ngợi là " Nam thiên đệ nhất động". Đoàn du lịch Top Ten sẽ đưa bạn đến nơi này trong chuyến hành trình du lịch miền Bắc!   Cách thị trấn Nga Sơn chừng 5 cây số về phía biển, nằm ngay cửa biển Thần Phủ, động Bích Đào ( nhân dân vẫn quen gọi là động Từ Thức- Giáng Hương) thuộc thôn Từ Sơn, xã Nha Thiện, khuất mình trong thảm thực vật với những cây cổ thụ um tùm.   Du khách tham quan động Bích Đào Du khách tham quan động Bích Đào   Trên vách đá dựng dứng gần khu vực cửa hang, hệ thống cây dây leo tới hàng trăm tuổi còn khá nguyên sơ quấn chằng chịt. Những cây hoa đại cổ thụ, cây thị khổng lồ càng tô thêm vẻ huyền hoặc cho một vùng đất gắn với truyền thuyết nổi tiếng Từ Thức gặp tiên. Về đây những ngày hè nóng nực, lữ khách cảm thấy dễ chịu bởi không khí mát dịu của gió biển, tán lá rừng.   Thời mà người ta chưa phát hiện động Phong Nha ( Quảng Bình) và Thiên Cung ( Quảng Ninh) thì động Bích Đào vẫn được coi là Nam Thiên đệ nhất động ( sách "Đại Nam nhất thống chí" cũng đã ghi. Điều đặc biệt, động gắn liền với câu chuyện dân gian Từ Thức gặp và lấy tiên. Sự thật thú vị là các nhũ đá trong động thể hiện giống như cốt truyện mà dân gian lưu truyền.   Du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa về nơi dây, ngoài du lịch biển, tắm biển Sầm Sơn, khách tham quan sẽ thấy các bậc cầu thanh uốn quanh lùm cây dẫn đến cửa động. Những bậc tao nhận mặc khách khi xưa đến đây cũng phải trầm trồ và để lại những bài thơ trên vách đá. Thi phẩm " Thần Phù hải khẩu" của Nguyễn Trãi có thời gian đã được giảng dạy trong chương trình phổ thông chính là bài thơ ca ngợi cảnh đẹp chí tình nơi đây. Ngày nay, ngay tại cửa động, hai bài thơ khắc trên đá: một của nhà bác học Lê Quý Đôn và một của chúa Trịnh Sâm vẫn còn nguyên vẹn. Qua cửa động, một không khí mát lạnh đến lạ thường. Những giọt nước thanh lọc từ nhiều tầng đá vôi thỉnh thoảng lại thánh thót.   Động Từ Thức được chia làm 3 cung riêng biệt giống như bố cục của bài văn đã nói lên tính thơ mộng của nơi được coi là "cõi tiên" này. Tại cung thứ nhất, các nhũ đá thể hiện cảnh Từ Thức gặp và kết duyên với nàng Giáng Hương. Trong lịch sử, Từ Thức là nhân vật có thật thuộc thời Trần. Ông quê tại làng Cẩm La, huyện Tống Giang xư- nay thuộc huyện Hà Trung (Thanh Hóa). Từ Thức hiếu học từ nhỏ, sau đỗ bảng nhãn và được cử làm quan tri phủ tại huyện Tiên Du, tỉnh Hà Bắc (nay thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Không thích cảnh bon chen chốn quan trường nên khi còn rất trẻ, ông đã rũ áo từ quan về quê sống cảnh điền viên.   Những thạch nhũ ở động Từ Thức Những thạch nhũ ở động Từ Thức   Trong truyền thuyết dân gian, một lần Từ Thức đi dự lễ hội hoa mẫu đơn ở một ngôi chùa nổi tiếng, thấy một người con gái xinh đẹp bị bắt lại vì đuổi theo đôi bướm, vô tình làm gãy cành hoa mẫu đơn, với lòng thương người, ông đã cởi chiếc áo gấm – kỷ vật thời làm quan của mình để chuộc. Người con gái xinh đẹp ấy tên là Giáng Hương. Thực ra, Giáng Hương chính là tiên, cải trang xuống trần chơi hội, do không có tiền đền và không muốn để lộ thân phận nên nàng đành chịu bị bắt. Cảm động trước lòng thương người của một chàng trai phong lưu ở cõi hồng trần, Giáng Hương đã đem lòng thương mến Từ Thức. Sự gặp gỡ của họ đã trở thành thiên định. Một lần về cửa biển Thần Phù vãn cảnh, trước thiên nhiên sơn thủy hữu tình, Từ Thức lấy bút đề thơ vào vách núi. Vách núi bỗng mở ra một cửa động. Khi Từ Thức còn đang ngỡ ngàng thì một cơn gió đã cuốn chàng vào. Tại đây, chàng được gặp một vị tiên áo trắng, vị tiên đón tiếp ân cần và cho chàng biết đây là một động tiên. Vị tiên cũng cho biết chàng sẽ kết duyên với con gái bà là Giáng Hương – cô gái được chàng cứu trong lễ hội hoa mẫu đơn.   Trong động, tại cung thứ nhất này, các nhũ đá thể hiện rất rõ cảnh vườn mẫu đơn, cảnh quần tiên hội ẩm mừng đám cưới của một tiên nữ và một người trần. Thiên tạo đã thể hiện rất rõ cảnh ấy với hình ảnh Giáng Hương đứng trước, Từ Thức cao hơn một chút đứng sau, xung quanh là các tiên nữ đang nhảy múa… Trong động tối, một hang núi mở ra, thông lên trên được xem là đường lên trời của Từ Thức – rất khớp với các chi tiết trong truyện.   Theo chân công ty du lịch Top Ten Travel sang cung thứ hai của động, nhiều cảnh trong câu chuyện truyền thuyết tiếp tục hiện ra. Đây là những cảnh Từ Thức ở trên trời. Thiên nhiên đã tạo nên kho vàng, kho bạc, kho muối, kho gạo, kho tiền, cảnh rồng ấp trứng, ao bèo, cây táo, rồi cảnh tiên, phật… Riêng kho vàng, rọi đèn vào óng ánh như thật. Nhiều người đã tìm hiểu nhưng chưa giải thích được – ngay các nhũ đá ở bên cạnh lại không có được điều đó. Rất nhiều du khách phải trầm trồ thán phục trước “bàn tay” của thiên tạo. Giàn trống đá, khi gõ vào sẽ phát ra các âm khác nhau – giống như giàn trống đá Tây Nguyên ngày nay vậy. Suối tiên – dòng nước ngầm ngay trong động được coi là nơi Giáng Hương và các tiên nữ thường tắm như trong câu chuyện dân gian. Một hang đá tròn, sâu thẳm được coi là đường xuống âm phủ cũng rất rõ ràng. Các cảnh tiếp theo diễn tả đoạn đời còn lại của Từ Thức khi nhớ quê, cha mẹ, người thân nên quyết định trở về chốn hồng trần. Về quê nhà, chẳng ai biết ông. Những người quen thân đã không còn. Ông chỉ nhận ra nhà mình nhờ còn cây táo cổ thụ.   Động Bích Đào đã được xếp hạng là di tích quốc gia, được xem là đia điểm hấp dẫn để du lịch về cả mặt danh thắng lẫn tâm linh. Với các chùa trên núi gần cửa động cùng nhiều truyền thuyết trong động, nhiều người đã đến đây để cầu tài, cầu duyên, cầu đỗ đạt…