Du lịch bắt cá miền Tây đang là một trong những hình thức du lịch hấp dẫn, thu hút hàng ngàn lượt khách hằng năm. Mùa này Sài Gòn ngột ngạt, bụi bặm... dịp cuối tuần sao ta không trốn về Cần Giờ rửa phổi và reo hò bắt cá mò tôm trong chuyến du lịch miền Tây?
Sau hai tiếng đồng hồ chạy xe, vài mươi phút reo hò cùng ca nô trên biển, khu du lịch rừng sinh thái Vàm Sát, ở xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ đã hiện ra trước mắt trong
chuyến du lịch bắt cá miền Tây của chúng tôi. Thiên nhiên xanh tặng cho chúng tôi một cảm giác khoan khoái, xua tan bao mệt mỏi trên con đường nhấp nhô ổ gà. Ba lô, túi xách bỏ lại trong phòng, ai nấy diện vào người bộ trang phục ngắn gọn, chuẩn bị tham gia ngay trò rung chà bắt cá.
Nếu như trò rung cây nhát khỉ chỉ tổ làm cho bạn mau mệt và khan tiếng, thì trò rung chà bắt cá trong
chuyến du lịch bắt cá miền Tây lần này của chúng tôi mang lại nhiều điều hay, (tuy vẫn làm bạn khan tiếng vì hò reo, cười nói). Nhờ lực lượng kiểm lâm và Ban quản lý bảo vệ nghiêm ngặt, dưới cánh rừng, trong những con mương, rạch tự nhiên, có rất nhiều cá, tôm, cua... sinh sôi, đuổi bắt nhau dậy sóng.
Du lịch bắt cá miền Tây
Muốn dàn trận rung chà khi
du lịch bắt cá, trước hết là phần cắm chà. Người ta tỉa những nhánh cốc, bần, cao khoảng hai mét, phơi cho héo. Rồi họ lội hoặc bơi xuống, chọn những vùng nước ấm là nơi nhiều cá, tôm lui tới để tìm thức ăn hoặc trú ngụ. Họ cắm những nhánh chà thành vòng tròn, đường kính khoảng 4-8m. Ta gọi nôm na việc này là cất nhà dụ cá, tôm đến ở. Chờ vài ba tháng sau, chúng sẽ rủ rê nhiều bạn bè đến trú ngụ nhằm ẩn nấp hoặc săn mồi.
Thời điểm lý tưởng để bạn bao vây, đánh úp chúng là lúc con nước kém, nhằm ngày 25 hoặc mùng 10 âm lịch. Lưới dùng bao chà có đường kính trên 5cm (chỉ bắt cá tôm... lớn), dạo dài hơn 4m. Một tốp cờ bốn năm người trong
tour du lịch bắt cá miền Tây hí hửng, nhẹ nhàng, khéo léo thả lưới bao quanh mục tiêu. Những ai chưa biết bơi hoặc ít kinh nghiệm mò tôm cua, cá sống thì ngôi trên ghe quan sát.
Du khách du lịch bắt cá miền Tây
Đợi khi con mồi nằm gọn trong khoang thuyền, du khách
du lịch bắt cá miền Tây sẽ thập thò khều khều chúng và tập nhận dạng. Này nhé, cá nâu bầu bầu tựa cá chim nhưng bề gáy dầy hơn, da bóng đen điểm vàng khá đẹp mắt, đem nấu ngót hoặc kho lạt thì hao cơm lắm! Độ tháng Mười ta đến Tết, cá này mập béo, ngon số dzách. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với hàng gai bén nhọn trên vây giữa của nó, vì nó có thể rạch da bạn chảy máu như chơi, gây nhức nhối, thậm chí sưng tấy, làm mủ.
Thịt cực ngon và đáng ... thèm hơn là những con cá chẻm trên năm ký, to gần bằng bắp đùi. Mắt nó đỏ vàng như có lân tinh. Món khoái khẩu của họ nhà chẻm là đầm tôm, tép sống, nhất là tôm đất. Dân ở đây ước tính, cứ trên hai ký tôm sống nuôi được một ký cá chẻm. Thế nên, vùng nước nào có nhiều cá chẻm lui tới, họ nhà tôm coi như từ bị thương tới chết, trừ con tôm kẹt - một đặc sản hiếm - hay chui rúc trong những gành, hốc đá là thoát nạn. Du khách trong đoàn
du lịch bắt cá miền Tây tha hồ được chiêm ngưỡng.
Du lịch bắt cá miền Tây hấp dẫn
Với những du khách
du lịch bắt cá miền Tây yêu thích thiên nhiên, món cá chẻm để nguyên vẩy nướng than chấm muối ớt đủ để ăn ngấu nghiến. Hoặc điệu đàng hơn, chiên giòn, cuốn với ít rau thơm, bánh tráng, ăn vào một miếng là đã thấy cuộc đời sao đẹp lạ lùng và sung sướng thế rồi.
Món ăn kiểu cách hơn ư? Có ngay món đầu và bao tử cá nấu lẩu chua với trái bần chín. Khúc giữa mang chưng tương, khúc đuôi kho tiêu thơm lừng thì khách chỉ có ... ngồi tại chỗ mà ăn! Mưa rừng rả rích trên lá cây, vượn hú nghe buồn não nuột, muỗi bầy vo ve, châm chích, lòng khách
du lịch bắt cá miền Tây vẫn ấm, mặt mũi vẫn hớn hở như ngồi cạnh tình nhân. Bởi rào khắp các khu du lịch sinh thái cả nước cũng khó mà hưởng được cảnh tượng thú vị này.
Du lịch bắt cá - thưởng thức tại chỗ
Trở lại trận địa ốp chà, đã đến lúc xáp lá cà. "Bựt ... Ảo... Ui da! Trời ơi con gì cắn đùi tui - Mau lại phụ nó - Chẻm bự rồi! - Nhanh lên, kìa, coi chừng nó vuột ra. Ai, Ui da. Chết mày chưa? Cho mày chết nè"... Cả nhóm khách
du lịch bắt cá miền Tâycười vang, phá tan cả vùng rừng đang ngái ngủ. Khoảng một tiếng rưỡi, cả nhóm thu hoạch hơn mười ký cá tôm, cu đủ loại. Thật không ngờ sản vật rừng dồi dào đến vậy!
Sau một lần hò hét, khách
du lịch bắt cá miền Tây ai cũng nôn nao kêu đói. Người nhóm than đước, người xỏ xâu tôm sú, bống dừa... Lăng xăng, lao xao cười nói! Mùi cá, tôm nướng thơm điếc mũi. Ăn trưa xong, bàn ngay tới chuyện chiều sẽ ăn gì? Chiều tính chuyện chiều. Lo gì? Giám đốc Hà Thanh Linh cười rộng rãi, khoa tay một vòng: "Muốn gì có đó".
Sau một vòng trên đầm cá sấu, du khách
du lịch bắt cá miền Tây đùa nghịch, kêu la với những mồi câu, những cái táp nghe vang một mặt sông, những tiếng cười ha hả khoái chí, cả đoàn lại ngồi thư giãn bên hàng rào râm bụt, nhâm nhi từng ngụm cà phê. Để rồi, khi lấy lại sức, họ lại hăng hái rảo bước đến sân chim, nơi có tiếng vỗ cánh rào rào trên những ngọn đước, giá, chà là... và thi nhau chụp ảnh.
Lũ muỗi đói sẵn sàng tấn công xuyên qua quần áo chỉ đủ chó các cô ái, úi, xuýt xoa, không đủ cản các cô ăn bữa chiều với vạc rô ti, ba khía xào me, canh đọt me cá ngát. Ly rượu nhung nai không đủ để say nhưng đủ để cả nhóm du khách
du lịch bắt cá miền Tây hưng phấn hát hò rôm rả đến tận đêm khuya. Hôm nay, lũ khỉ con, lũ dơi quạ, lũ tắc kè, kỳ đà, kỳ nhông đồng lòng im tiếng, nhường cho khách. Để rồi sáng hôm sau, trong luyến lưu, trong bịn rịn, chủ khách tiễn nhau tại bến đò: "Hẹn lần sau xuống nữa nhé, Cần Giờ ơi!".
Thái An