Độc đáo khu rừng tuyệt đẹp giữa lòng thành phố Tokyo

13/09/2022

Cẩm nang du lịch

Mục lục bài viết
Nằm giữa những tòa nhà cao tầng và các khu thương mại sầm uất của thủ đô Tokyo là một khu rừng có diện tích đến 700.000 m2. Số lượng cây trong rừng ước tính là 170.000, đây là một trong những khu rừng nhân tạo độc đáo nằm ngay giữa lòng thành phố Tokyo - là một trong những địa điểm rất thu hút du khách trong tour Nhật Bản Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem tại sao lại có một khu rừng nhân tạo lớn như vậy ? Khu rừng là kết quả của một dự án mang tầm quốc gia được trồng cách đây 100 năm với sự thiết kế của kiến trúc sư Honda Seiroku. Cây rừng được trồng với một sự tính toán tỉ mỉ để chúng có thể phát triển như một khu rừng tự nhiên. Sau khi Hoàng đế Minh Trị băng hà (1852-1912) người ta quyết định xây dựng một ngôi đền để tôn vinh ông lấy tên là Meiji Jingu. Khu đất được chọn có diện tích khoảng 72 ha nằm ở Tokyo. Ở Nhật các ngôi đền thần đạo thường nằm trong rừng, do đó và thử thách lớn nhất đối với những người thiết kế là phải tìm cách bao phủ ngôi đền bằng một ngôi rừng. [caption id="attachment_65072" align="alignnone" width="680"] Đền thờ Minh trị - Meiji Jingu[/caption] Người Nhật rất thích cuộc sống gần gũi với thiên nhiên. Đối với họ, rừng là nguồn dồi dào cung cấp nhiều thứ có giá trị cần thiết cho sự sống, đồng thời, nó cũng là nơi các thần linh và hồn ma trú ngụ. Điều này lý giải vì sao gần như mỗi đền thờ đều có cây cối bao phủ. [caption id="attachment_65074" align="alignnone" width="680"] Lối vào khu rừng[/caption] Năm 1915, các kỹ sư Nhật Bản trong đó có Honda đã hoàn tất bản kế hoạch chi tiết về việc trồng một khu rừng bao quanh ngôi đền thời Minh trị. Kế hoạch cơ bản của ông bao gồm 4 giai đoạn, tất cả được tiến hành trong vòng 100 năm để hoàn tất dựa vào sự sinh trưởng của mỗi loại cây trồng khác nhau. Rừng gồm 3 tầng với 3 loại cây, tầng thứ nhất gồm cây bản xứ có tốc độ phát triển nhanh như cây thông, tầng thứ hai là cây bách, tuyết tùng, tầng thứ ba là các cây lá rộng có lá rộng như Shii (chinquapin), cây sồi xanh, cây long não. Các nhà thiết kế đã quyết định trồng xen kẻ với những loại cây này loại cây có lá rộng rụng theo muà như keyaki (zelkova) và kunugi (một loại sồi khác). [caption id="attachment_65076" align="alignnone" width="680"] Cảnh sắc bên trong khu rừng[/caption] Giai đoạn thứ nhất diễn ra trong 50 năm đầu, trong đó cây thông đóng vai trò chủ đạo, giai đoạn hai diễn ra trong 50 năm tiếp theo khi mà cây bách và tuyết tùng bắt đầu lớn lên, giai đoạn 3 diễn ra trong vòng 100 năm tiếp theo. Khi đó, cây lá rộng sẽ phát triển rộng khắp, 150 năm kể từ khi từ khi dự án được triển khai cũng là giai đoạn cuối cùng, cây thông sẽ dần biến mất và nhường chỗ cho cây lá rộng đã phát triển hoàn hảo, sinh sôi nảy nở giống như một khu rừng tự nhiên. Dự án này gần như huy động sức lực của toàn người dân Nhật Bản, có tổng cộng 110.000 thanh niên tham gia vào dự án trồng rừng và xây dựng ngôi đền thờ Minh Trị. Người dân ở những vùng khác nhau của Nhật Bản đem nhưng cây lá lớn từ trong rừng về và trồng xung quanh đền thờ với số lượng lên đến 100.000 cây với 365 chủng loại. [caption id="attachment_65077" align="alignnone" width="680"] Một góc của khu rừng nhìn từ trên cao[/caption] Dự án trồng cây được hoàn tất vào năm 1920, hiện nay sau hơn 100 năm kể từ khi dự án được tiến hành, khu rừng đã bắt đầu bước vào giai đoạn thứ ba như đúng kế hoạch đã đề ra. Điều đặc biệt nữa ở khu rừng này là nó được người dân Nhật Bản xem như là một một rừng thiêng, do đó họ hạn chế thấp nhất sự tác động của con người vào khu rừng này, kể cả những cây chết, ngã trong rừng, những người chăm sóc khu rừng sẽ không đả động gì hết và để cho nó hoàn toàn khô mục với mục đích cung cấp chất dinh dưỡng cho các động thực vật sinh sống trong khu rừng. Đây quả là một trải nghiệm tuyệt vời cho những ai muốn khám phá thiên nhiên mỗi khi đi du lịch Nhật Bản.

Top ten viettravel tổng hợp