Củng cố và mở rộng thị trường du lịch Việt Nam

13/09/2022

Top Ten News

Mục lục bài viết
Trong năm 2014, du lịch Việt Nam gặp nhiều khó khăn với các biến động tiêu cực từ hai thị trường khách quan trọng là Trung Quốc và Nga. Thực tế này dẫn đến việc, nếu du lịch nước ta không sớm có giải pháp củng cố các thị trường trọng điểm, truyền thống để tiếp cận và mở rộng thị trường mới, nhiều tiềm năng thì rất khó để tạo bước đột phá trong phát triển.   Du khách Quốc tế đến với Việt Nam Du khách Quốc tế đến với Việt Nam   1. Tập trung  vào các thị trường trọng điểm:   Ngành du lịch trong năm 2015 hứa hẹn sẽ tìm lại được đà tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, bức tranh về thị trường du lịch năm 2014 được coi là một cảnh báo rõ ràng về sự phụ thuộc và thiếu linh động trong quảng bá, xúc tiến cũng như mở rộng thị trường của ngành "công nghiệp không khói" nước nhà. Bằng chứng là sau sự sụt giảm một lượng lớn du khách Trung Quốc thì cuối năm 2014, ngành du lịch Việt Nam lại chịu tác động khi chứng kiến việc thị trường khách Nga, một đối tượng du lịch "chịu chi" bị "đống băng" vì khủng hoảng kinh tế của nước bạn, đồng rúp mất giá khiến túi tiền của người dân Nga thâm hụt mạnh.   Có thể nói hai thị trường trọng điểm là Nga và Trung Quốc bị chững lại với một tốc độ quá nhanh, thật sự đã gây tác động tiêu cực đến du lịch Việt Nam. Chỉ tính riêng với người Nga, những người yêu thích du lịch, nghỉ dưỡng ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam thì vào mùa cao điểm trước đây, mỗi khách đến từ xứ sở Bạch Dương có thể chỉ đến 1.500 USD/ngày- một con số mà bất kỳ đất nước làm du lịch nào cũng mong muốn.   Thế nhưng, sự ì ạch trong việc đánh giá trước chuyển biến và phụ thuộc "bị động" vào thụ trường "nóng"đã khiến bản đồ thị trường khách được ngành du lịch ưu tiên bị thu hẹp lại. Và không những không được tăng lợi nhuận mà thậm chí còn bị giảm thu.   Có thể nói, hai thị trường trọng điểm là Trung Quốc và Nga bị chững lại với một tốc độ quá nhanh, thật sự đã gây tác động tiêu cực đến du lịch Việt Nam. Chỉ tính riêng với khách người Nga là những người yêu thích du lịch, nghỉ dưỡng ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam thì vào mùa cao điểm trước đây, mỗi khách đến từ xứ sở Bạch Dương có thể chi đến 1.500 USD/ngày - một con số mà bất kỳ đất nước làm du lịch nào cũng mong muốn.   Thế nhưng, sự ỳ ạch trong việc đánh giá trước chuyển biến và phụ thuộc "bị động" vào thị trường "nóng" đã khiến bản đồ thị trường khách được ngành du lịch ưu tiên thu hẹp lại. Và không những không tăng được lợi nhuận mà thậm chí còn bị "giảm thu". Thí dụ như thị trường khách người Nga, một doanh nghiệp ở Nha Trang khẳng định: Các nhà làm tour nước bạn luôn tìm cách để ép giá, hạ giá trong khi yêu cầu dịch vụ lại vẫn "trên trời". Ðến khi thị trường gặp khó, doanh nghiệp nước bạn cũng phá sản kéo theo việc các hãng lữ hành Việt Nam "khóc dở mếu dở" vì thực tế, không phản ứng kịp và thiệt hại lớn. Kết quả, khi hai thị trường lớn gặp sự cố, chúng ta không thể đạt đủ chỉ tiêu đón 8,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2014.   Bước sang năm 2015, hoàn cảnh nêu trên được dự báo vẫn còn tiếp diễn và chưa biết trong thời gian gần có thể kết thúc hay không. Cũng vì vậy, ngành du lịch Việt Nam phải sớm tìm ra hướng giải quyết, trong đó đặc biệt chú trọng việc chỉnh đốn khâu quảng bá cũng như không ngừng xúc tiến và mở rộng thị trường du lịch. Bài học phụ thuộc bị động vào thị trường "nóng" cần phải tiếp thu nghiêm túc để rút kinh nghiệm cho những năm đầy biến động sắp tới của nền du lịch trong khu vực và trên thế giới, nếu không chúng ta sẽ khó để bứt phá trước trở ngại không hề nhỏ này.   Trước hết, ngành du lịch cần củng cố ngay những thị trường trọng điểm đang gặp khó như Trung Quốc, Nga. Mặc dù chịu tác động tiêu cực từ một số biến động trong thời gian qua, vẫn có gần hai triệu du khách nước bạn chọn Việt Nam làm điểm đến trong năm 2014 (tăng 102,1% so cùng kỳ năm 2013), đứng đầu và có khoảng cách lớn về số lượng so với các thị trường khác trong bảng danh sách những quốc gia có du khách đến nước ta. Chính vì thế, trước mắt, thị trường Trung Quốc vẫn phải được ngành du lịch tập trung tìm giải pháp để thu hút và củng cố vị thế đã có từ lâu. Theo Tổng cục trưởng Du lịch Nguyễn Văn Tuấn: Có thể trước mắt lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam giảm, nhưng trong tương lai, chúng ta tin rằng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước sẽ là cầu nối để thay đổi và thúc đẩy ngành du lịch hai nước phát triển.   Ngoài Trung Quốc, các thị trường khác của ngành du lịch cần phải củng cố đó là Nga, châu Âu. Có thể nói, đây đều là những khách hàng có tiêu chí "đòi hỏi cao" và "bộn chi". Ðối với du khách Nga, khủng hoảng đồng rúp đã khiến đối tượng chịu chi này gặp khó ở túi tiền khi đi du lịch ở Việt Nam, nhưng đó chỉ là tạm thời, ngay khi hoàn cảnh khó khăn này trôi qua, đây vẫn là thị trường đầy hứa hẹn của Việt Nam. Chúng ta cần phải tiếp tục thu hút du khách từ Nga và châu Âu thông qua cải thiện sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng nhất là loại hình du lịch nghỉ dưỡng hạng sang. Bên cạnh đó, sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp lữ hành lưu trú để tiếp tục duy trì thương hiệu phục vụ của Việt Nam trong mắt khách hàng kể cả khi họ đang phải hạn chế cho chi tiêu du lịch.   Bên cạnh việc củng cố thị trường truyền thống, rõ ràng ngành  du lịch Việt Nam phải sớm xúc tiến và mở rộng thêm những thị trường tiềm năng khác đã và đang "nở rộ" trong quãng thời gian khó khăn vừa qua bao gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Ðộ và Trung Ðông. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2014 khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc: 847 nghìn khách (tăng 113% so với năm 2013), lượng khách Nhật Bản cũng có bước tiến đáng kể tăng 107% so cùng kỳ năm 2013 với 647 nghìn khách. Với con số này thì không khó để nhận biết    du lịch Hàn Quốc  và du lịch Nhật Bản sẽ là những thị trường mới hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong năm 2015 và những năm tiếp theo. Bởi đây là thị trường ổn định về kinh tế chính trị và rất thân thiện đối với Việt Nam cũng như đều là những đối tượng chịu chi cho du lịch.   Thế nhưng, ngành du lịch Việt Nam cũng cần tìm kiếm thêm những thị trường có tiềm năng khác trong tương lai như Ấn Ðộ và Trung Ðông. Mặc dù những năm vừa qua, việc đưa du khách Ấn Ðộ sang Việt Nam và Trung Ðông còn gặp nhiều khó khăn nhưng nếu chúng ta vượt qua được thì đây sẽ hứa hẹn là hai thị trường "màu mỡ". Bà Lê Thị Thu Thúy, đại diện doanh nghiệp lữ hành Discovery Travel tại Việt Nam cho biết: "Khách Ả-rập Xê-út nói riêng, khách Trung Ðông nói chung đi du lịch đều rất thoáng. Họ nổi tiếng với việc chi tiêu hàng xa xỉ và những dịch vụ du lịch siêu sang. Giá cả không quan trọng bằng việc họ cảm thấy hài lòng". Tuy nhiên, thực tế Việt Nam hay nhiều nước khác đều gặp khó trong việc đưa du khách của thị trường Trung Ðông vào du lịch bởi vấn đề thị thực, phong cách phục vụ thức ăn "Halal food" của người theo đạo Hồi... Nhưng nếu Việt Nam đi đầu trong việc cải thiện vấn đề này thì sẽ là một thuận lợi lớn để thu hút thị trường du khách hấp dẫn này.   Một quốc gia khác mà Việt Nam cũng cần hướng tới đó là Ấn Ðộ, đất nước đông dân thứ hai trên thế giới. Theo thống kê của Trung tâm hội chợ du lịch Quốc tế Ấn Ðộ, du khách Ấn Ðộ đi du lịch ra nước ngoài đã tăng từ 3,7 triệu người trong năm 1997 đến 9,8 triệu người trong năm 2007 và hơn 10 triệu người trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng đã tăng nhanh đáng kể từ năm 2004 với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm hơn 16%. Chi tiêu cho du lịch quốc tế của Ấn Ðộ đã phát triển từ 1,3 tỷ USD vào năm 1997 đến 8,2 tỷ USD năm 2007 lên tới 14 tỷ USD trong năm 2010. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) dự đoán rằng Ấn Ðộ sẽ đạt 50 triệu khách du lịch ra nước ngoài vào năm 2020, trong đó châu Á chiếm đến 72%. Theo "Báo cáo Du lịch Kuoni Travel năm 2007" dự đoán tổng số chi tiêu du lịch nước ngoài của Ấn Ðộ sẽ vượt ngưỡng 28 tỷ USD vào năm 2020. Với những con số nêu trên đủ để thấy, Ấn Ðộ thừa sức để trở thành một thị trường "Trung Quốc" thứ hai đưa lượng khách "khổng lồ" vào Việt Nam. Chưa nói đến, chúng ta đang có điều kiện vô cùng thuận lợi bởi mối quan hệ đối tác chiến lược quan trọng và lâu dài suốt hàng chục năm qua giữa hai nước.   2. Cần làm tốt công tác quảng bá   Không khó để nhận ra, Việt Nam còn rất yếu ở khâu quảng bá. Ðây là vấn đề đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều năm qua nhưng vẫn chưa được giải quyết và cũng là nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển nghèo nàn và thiếu bền vững của các thị trường du lịch đưa du khách đến Việt Nam. Các nhà quản lý ngành vẫn cho rằng: yếu tố tài chính đã quyết định cho hiệu quả quảng bá của ngành nhưng liệu chúng ta có quá dễ dãi khi chấp nhận việc một hệ thống du lịch kiếm tới 7,5 tỷ USD/năm lại không có đủ năng lực tài chính để đưa hình ảnh đất nước ra thế giới?   Tháng 1-2015, Tổng cục Du lịch đã có kênh quảng bá riêng trên trang Youtube nhưng vẫn còn quá mới mẻ và ít người biết đến. Trong khi đó, chúng ta lại bỏ qua rất nhiều cách thức quảng bá hiệu quả hơn mà nhiều quốc gia đã áp dụng thành công. Ngành  du lịch Singapore  còn thuê người dẫn chương trình, diễn viên nổi tiếng của Việt Nam để quảng bá hình ảnh cho quốc gia họ trong khi Việt Nam lại không làm được điều đó. Nhiều năm qua, việc đưa du khách Việt Nam sang các thị trường nước ngoài cũng là một cầu nối quan trọng để quảng bá hình ảnh đất nước. Gần đây, hai đơn vị vận chuyển hàng không và lữ hành lớn là Vietnam Airlines và Hanoi Redtours đã tự tìm cách quảng bá riêng bằng việc xây dựng chuyến Famtrip, Presstrip giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc cuối năm 2014 để tăng cường quảng bá sau thời gian du lịch gặp khó khăn sau một số biến động hồi giữa năm. Phó Tổng Giám đốc Hanoi Redtous Nguyễn Công Hoan cho biết: "Mục đích của doanh nghiệp là giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng trong mối quan hệ giữa hai thị trường có quan hệ chặt chẽ về du lịch là Trung Quốc và Việt Nam. Qua đó kích cầu nhu cầu đi lại và tháo gỡ những rào cản về tâm lý do những khủng hoảng trong thời gian qua gây ra".   Dù sao, năm 2015 vẫn là một năm triển vọng nhưng cũng đầy chông gai đối với du lịch Việt Nam. Phần lớn các hãng lữ hành nhận định, trong năm tới, nếu chúng ta không làm tốt việc phát triển và củng cố thị trường thì khó để tiếp tục phát triển. Hy vọng bằng sự nhìn nhận trách nhiệm một cách nghiêm túc hơn, toàn ngành du lịch sẽ có bước cải thiện hiệu quả những yếu kém, khắc phục trở ngại.

Theo Nhân dân Điện tử