Cứ đến mồng mười tháng Giêng hằng năm, ở Côn Sơn bắt đầu đón khách thập phương về nơi đây lễ Phật và trẩy hội. Lễ hội chính thức bắt đầu từ Rằm tháng Giêng và kết thúc vào ngày 22.
1. Di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc - Một vùng danh lam nổi tiếng:
Côn Sơn- Kiếp Bạc được công nhận là di tích Quốc gia 2012
Cách đây 600 năm, nơi đây được Nguyễn Phi Khanh ( thân phụ của Nguyễn Trãi) đã chọn nơi đây là nơi thư giãn của mình. Ông mô tả:Khói đầu non, ráng ngoài đảo, gấm vóc phô bày, hoa dọc suối, cỏ ven rừng, biếc hồng phấp phới. Bóng mát để nghỉ, chỗ vắng để ngồi, mùi thơm để ngửi, sắc đẹp để xem. Phàm những hình ảnh trong mát, hợp với tai mắt người ta đều có cả. Và sau này, Nguyễn Trãi mô tả nơi đây bằng những câu thơ :
" Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Chỉ bấy nhiêu thôi đủ làm cho người ta cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ mà nơi này mang lại.Ngày nay, di tích Côn Sơn được tu tạo và bổ sung thêm nhiều nét mới, khiến phong cảnh càng thêm thơ mộng, huyền diệu. Nhất là ngôi đền thờ Nguyễn Trãi vừa mới UBND tỉnh Hải Dương xây dựng và khánh thành vào mùa thu năm 2002 càng làm cho khu thắng cảnh này thêm thiêng liêng, hùng vĩ. Sắp tới, đền thờ Trần Nguyên Đán ( ông ngoại Nguyễn Trãi) được xây dựng phía trên đền thờ Nguyễn Trãi, chính nơi mà hơn 600 năm trước ông đã dựng nhà để nghỉ ngơi lúc tuổi già cùng cậu cháu ngoại mới 5 tuổi là Nguyễn Trãi.
2. Khu di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc là một quần thể di tích đặc biệt quan trọng:
Vẻ đẹp của vùng núi hoang sơ
Khu di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc là quần thể di tích đặc biệt quan trọng. Nơi đây đã gắn bó mật thiết với cuộc đời và sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn; Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi và là chốn tổ của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm thời Trần. không chỉ gắn với các dấu ấn lịch sử, Côn Sơn- Kiếp Bạc còn được thiên nhiên ưu đã cảnh quan kỳ thú, hội tụ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc thông qua lễ hội và các nghi lễ...
Điểm lớn nhất của quần thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là chùa Côn Sơn, đền Nguyễn Trãi và đền Kiếp Bạc. Chùa Côn Sơn nằm dưới chân núi Côn Sơn, từ thế kỷ 14 nơi đây đã trở thành chốn tổ của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm Đại Viện. Đây là nơi lưu giữ những kỷ niệm về cuộc đời, sự nghiệp vẻ vang của các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới tiêu biểu như Trần Nhân Tông, Huyền Quang, Trần Nguyên Đán và đặc biệt là Anh hùng dân tộc, Danh nhâ văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Tại đây ông đã dốc tâm viết bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ " Bình Ngô Đại cáo".
Đền thờ Nguyễn Trãi là một trong những công trình trọng điểm nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. Ngôi đền chính tựa lưng vào Tổ Sơn, hai bên tì vào hai dãy núi Ngũ Nhạc và Kỳ Lân, là tả Thanh Long và hữu Bạch Hổ, phía trước có hồ nước rộng, tiếp theo là núi Trúc Thôn, đối diện với núi Phượng Hoàng, xa là dãy núi An Lạc tạo nên thế núi lớp lớp điệp trùng... Đền thờ Nguyễn Trãi được xây gần nơi ngày xưa từng có đền thờ Trần Thị Thái, thân mẫu của Nguyễn Trãi.
Đền Kiếp Bạc được xây dựng để tưởng nhớ công lao to lớn của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đối với dân tộc. Đền được xây dựng ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc trên nền di cư cũ của ông. Đền tựa lưng vào núi Trán rồng, trước mặt là sông Lục Đầu. Đền Kiếp Bạc cùng với hai ngôi đền trên núi Bắc Đẩu và Nam Tào được ví như một " cõi thiên bồng lai giữa hạ giới". Ngày giỗ Đại Vương hằng năm trở thành ngày hội chính của đền Kiếp Bạc. Đây trở thành một trong những lễ hội lớn nhất cả nước đang được giữ gìn hơn 7 thế kỷ nay.
3. Công tác tổ chức lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc:
Di tích lịch sử Côn Sơn- Kiếp Bạc
Để tổ chức lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc ngang tầm sự kiện và nhân vật lịch sử được tôn thờ, ông Nguyễn Văn Quế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết Tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch xây dựng đề án nâng cấp Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc phân kỳ 5 năm 1 lần, tỉnh kết hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đứng ra tổ chức. Lễ hội hằng năm do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp với thị xã Chí Linh đứng ra tổ chức. Sau năm 2010, tỉnh Hải Dương đã tổ chức việc sơ kết thực hiện đề án; đến nay các hoạt động như nghi lễ, hoạt động hội, các trò chơi, trò diễn xướng dân gian trong lễ hội mùa Côn Sơn- Kiếp Bạc tiếp tục được duy trì ổn định gồm: Lễ Cáo Yết; Lễ Khai ấn, Lễ Rước bộ, Lễ Tưởng niệm; Lễ Cầu an và hội hoa đăng, Lễ Dâng hương tại Nam Tào, Bắc Đẩu; Diễn xướng dân gian...
Từ năm 2012, căn cứ quyết định số 2245/QĐ. Bộ VHTTDL ngày 18/06/2012 của Bộ trưởng VHTTDL về việc ban hành kế hoạch đẩy mạnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội, tuyên truyền tạo sự chuyển biến căn bản, bền vững thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội; UBND tỉnh đã chỉ đạo sở VNTTDL xây dựng kế hoạch triển khai, chọn Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là đơn vị xây dựng mô hình điểm thực hiện nếp sống văn minh, UBND tỉnh thành lập Ban Tổ chức, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và kịch bản chi tiết theo định hướng; Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động nghi lễ và các hoạt động hội của Đề án và xây dựng một số hoạt động mới nhưng vẫn đảm bảo giá trị bản sắc của lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Đồng thời, trong lễ hội, công tác tuyên truyền, công tác vệ sinh môi trường, an toàn giao thông... cũng được quan tâm tạo ấn tượng tốt cho du khách đến dự lễ hội.
Vì thế, vào mùa xuân này, mọi người hãy về đây và đắm chìm trong không gian linh thiêng này để nhận ra cuộc sống dù có bận bịu vẫn có một cõi riêng để trở về lễ hội, về với cội nguồn. Về đây mọi người sẽ hiểu thêm được những giá trị lịch sử to lớn mà cha ông ta đã xây dựng và để lại. Về đây để hòa mình vào với thiên nhiên, cảm nhận được tiếng núi rừng, tiếng chim hót...
Kiều Ngân (Top Ten Travel) Tổng hợp
CÁC TOUR DU LỊCH TRONG NƯỚC HẤP DẪN TẠI TOP TEN TRAVEL: Du lịch miền Bắc, du lịch Tây Bắc, du lịch Hạ Long.