Chợ Hà Nội ế ẩm, chợ Sài Gòn đìu hiu sau Tết. Thậm chí một truyền thống chộp giật, tranh thủ chặt chém mấy hàng quán ở thủ đô mà bao lâu nay sau Tết nào cũng diễn ra, nay không có cơ hội.
1. Kinh doanh ế ẩm:
Hàng thực phẩm dồi dào nhưng người mua lại thưa thớt
Mọi năm, cứ hết mấy ngày Tết, người dân thường tranh thủ ra quán làm tô bún ốc hay bún cá thì y như rằng chủ quán chuẩn bị tinh thần "tăng giá" thì năm nay những người kinh doanh không dám làm và cũng không thể tăng giá vô tội vạ chỉ bởi đơn giản rằng bán đúng giá còn chưa chắc có người mua.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế của cả nước, sau Tết, chợ búa, quán xá năm nay cũng đìu hiu. Ngay lúc cận Tết, sự ảm đạm của nền kinh tế đã thể hiện rõ với cảnh những phiên chợ công nhân cuối năm ở quận 9, ở Thủ Đức. người bán hàng lưa thuawn trong cái gió se lạnh hiếm thấy ở miền Nam, cứ dọn hàng ra rồi dọn hàng về.
Quần áo, giày dép, thực phẩm, hoa trái... ế dài. Doanh nghiệp lao đao, công nhân, người lao động mất việc...Năm nay, nhiều công ty ở Sài Gòn nghỉ tết dài ngày, thậm chí qua cả mùng 10 âm lịch, cũng một phần bởi các đơn hàng ít, việc chưa có nhiều. Một số người dự đoán sau ngày 10 tháng Giêng, sẽ có nhiều công nhân về quê nghỉ Tết nhưng không quay trở lại. Bởi lương thì thấp, đi lại tốn kém.
Theo một số tính toán, lao động di cư tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 15% dân số, đóng góp 30% GDP. Hơn nữa đây là một lực lượng quan trọng. Kinh tế khó khăn chung kéo theo sự sụt giảm lao động, sụt giảm giao thương và tiêu dùng và cuối cùng là đời sống đi xuống.
Đến thời điểm này đã có những dự báo về sự thiếu hụt lao động tại thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày sắp tới vì tình trạng bỏ việc hàng loạt rồi các công ty khi nhận đơn hàng lại nháo nhào đi tuyển nhân công. Để rồi cuối năm chính họ lại sa thải hàng loạt nhằm tránh tăng lương, né thưởng Tết.
2. Giá cả thị trường bình ổn sau Tết:
Công tác bình ổn giá trước và sau Tết
Tình hình cung cầu cho thấy giá cả thị trường trong thời gian trước và sau Tết Giáp Ngọ năm 2014 không có hiện tượng tăng giá đột biến như những năm trước. Sau Tết, giá một số thực phẩm như rau, cua, cá... giảm tương đối so với thời điểm giáp Tết, là một tín hiệu lạc quan trong việc bình ổn thị trường năm 2014.
Có thể thấy do đã thành quy luật, xu hướng diễn biến giá cả thị trường sẽ tăng trong những tháng đầu năm do ảnh hưởng từ giá cả của tháng tết Nguyên Đán. Bởi vậy theo lãnh đạo của Bộ Tài Chính, việc tăng cường công tác bình ổn giá cả trong những tháng giáp Nguyên Đán Giáp Ngọ là điều rất cần thiết. Chính bởi vậy, Bộ Tài chính và Bộ Công thương đã có những phối hợp chặt chẽ trong công tác bình ổn những tháng giáp Tết để giảm áp lực tăng giá những tháng sau Tết.
Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa cho hay, công tác bình ổn đã được các doanh nghiệp tham gia bình ổn chuẩn bị khá chu đáo với nguồn hàng khá dồi dào, do đó những áp lực tăng giá dịp Tết này hầu như không đáng ngại " Các doanh nghiệp bán hàng bình ổn giá năm nay sẽ không thực hiện trước Tết mà còn duy trì các tháng sau Tết để giúp giữ giá cả ổn định".
Với những nổ lực trong công tác bình ổn giá, Thứ trưởng Bộ Công thương bày tỏ kỳ vọng rằng thị trường giá cả sẽ không có nhiều biến động ngay cả những tháng sau Tết như quy luật diễn ra hàng năm. Dư luận kỳ vọng, đây sẽ là điều kiện để mặt bằng giá cả tiếp tục ổn định trong những tháng tiếp theo của năm 2014.
Tuy nhiên đáng ngại nhất là việc các mặt hàng thiết yếu nói trên được điều chỉnh không đúng thời điểm, do đó giới chuyên gia cũng lưu ý rằng việc điều chỉnh giá của từng mặt hàng cụ thể cần được cân nhắc liều lượng và phân phối về không gian, thời gian một cách hợp lý để tránh tạo ra những cú sốc trên thị trường và tác động xấu tới đời sống của người dân.
Về thời điểm này, Cục quản lý giá cam kết, sẽ tiếp tục điều hành giá điện, giá xăng dầu, giá bán than cho sản xuất điện, giá dịch vụ công theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đồng thời sẽ công khai thông tin về giá, điều hành giá để tạo sự đồng thuận và giám sát từ công luận.
Top Ten Travel tổng hợp